Nguồn tin: Kinh tế Sài Gòn, 15/01/2010
Ngày cập nhật:
18/1/2010
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đến năm 2011, có 30% lượng hàng nông sản được sản xuất theo VietGAP (Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam), mục tiêu đến năm 2015 thì 100% lượng rau, quả, chè tại các vùng sản xuất tập trung được chứng nhận sản xuất theo VietGAP. Việc thực hiện VietGAP như là một xu thế trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiện tại, các nước thành viên WTO đều có những tiêu chuẩn riêng từ GlobalGAP, EureGAP, AseanGAP và xem đó như là tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc nếu muốn nhập khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản vào nước họ. Vì vậy, Việt Nam đã xây dựng bộ tiêu chuẩn VietGAP trên nền tảng của GlobalGAP và xem đó như là hộ chiếu để hàng nông sản xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đến nay mô hình VietGAP đang được thực hiện tại nhiều địa phương trong cả nước để tiến tới GlobalGAP.
Năm 2009, Bình Thuận có hơn 4.000 héc ta thanh long đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, vượt kế hoạch trên 1.000 héc ta so với kế hoạch. Để có thể áp dụng được tiêu chuẩn VietGAP cho cây thanh long, giai đoạn đầu, rất nhiều hộ nông dân tỏ ra lúng túng về nhật ký đồng ruộng, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người mua.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, từng khẳng định, để người trồng thanh long có thể sống và làm giàu từ thanh long thì phải bắt buộc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo ông Dũng, không có gì là không có khó khăn nhưng khó khăn ở đâu thì tập trung giải quyết ở chỗ đó, chứ không thể bỏ cuộc.
Nhưng theo bà Võ Mai, Trưởng ban điều hành sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thuộc Hội làm vườn Việt Nam, muốn người trồng rau, quả sản xuất theo mô hình VietGAP thì vấn đề quan trọng phải giải quyết được đầu ra cho các sản phẩm nói trên. Vì theo bà Mai, mục tiêu của việc cấp giấy chứng nhận VietGAP là giúp người dân thay đổi thói quen canh tác cũng như thói quen tiêu dùng chứ không phải có có giấy chứng nhận rồi lại quay lại cách sản xuất truyền thống.
Thực tế trong thời gian qua, rất nhiều hộ trồng rau an toàn tại Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh (TPHCM) không còn mặn mà với VietGAP mà muốn trở lại sản xuất rau theo cách thức truyền thống. Vì ngoài việc sản xuất rau an toàn thì hệ thống bao bì, đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ lại không có, phải bán chung và bằng giá với rau sản xuất theo cách truyền thống, trong khi, giá thành sản xuất rau an toàn cao hơn.
Theo Cục Trồng trọt, hiện cả nước có 15 mô hình sản xuất áp dụng VietGAP như thanh long ở Bình Thuận, vú sữa Lò Rèn – Vĩnh Kim (Tiền Giang), bưởi Năm roi (Vĩnh Long)… được chứng nhận VietGAP. Ngoài ra còn có 80 héc ta rau an toàn, 5 héc ta cải (chiếm 0,12%) trong tổng số gần 722.000 héc ta của cả nước được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với sản lượng gần 160 tạ/héc ta.
Hiện tại, do số lượng rau, quả an toàn vẫn còn ít, nên chỉ cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, và dùng cho xuất khẩu. Còn phần đông người tiêu dùng vẫn phải sử dụng sản phẩm rau, quả không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ra Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN về tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam. Sau đó, Cục trồng trọt đã ban hành hướng dẫn thực hiện QĐ379 và "Sổ tay hướng dẫn thực hành VietGAP".
Tự Phong
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.