Nguồn tin: Báo Gia Lai, 08/02/2010
Ngày cập nhật:
9/2/2010
Thiết lập hệ sinh thái cho cây cà phê
Nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước cho thấy: Nếu có cây che bóng sẽ làm cho nhiệt độ trong lô cà phê giảm được từ 2,7oC đến 5,3oC do làm giảm được lượng bức xạ của mặt trời, độ ẩm cũng tăng lên do cây bóng mát hút nước từ tầng đất ở dưới sâu và phun hơi nước ra từ hàng tỉ khí khổng của bộ lá, của cây bóng mát. Cây che bóng kết hợp với cây đai rừng có khả năng giảm được tốc độ gió và trồng cây cà phê phải có cây bóng mát tùy từng giống cà phê, điều kiện khí hậu cụ thể của từng nơi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cà phê chè cần có độ che bóng từ 30% đến 70%, thông thường là trên dưới là 50%, còn cà phê vối có thể thấp hơn nhưng nhất thiết phải có cây bóng mát, đặc biệt là những vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong mùa khô như ở Tây Nguyên. Các vùng đồi núi nếu trồng cà phê nhất thiết phải có cây bóng mát được trồng dày ở trên đỉnh, chóp đồi để làm nhiệm vụ giữ nước, chống xói mòn đất. Còn trên lô trồng có thể sử dụng các cây bóng mát sau đây: Keo dậu Cu Ba (Leucaena Leucocephala), keo tây (Albizzia Lebbeck), sồi lá bạc (Gravilla Robusta), muồng đen (Cassia Siamea), hoa hòe (Sophoar faponica), cây vông (Erythrina Litosperma), có thể trồng xen cây sầu riêng làm cây che bóng để có thu hoạch quả. Ngoài ra cần phải trồng cây đai rừng và cây che bóng cho cà phê ngay từ giai đoạn trồng mới. Vì đai rừng vừa che bóng cho cà phê vừa chắn bão. Một số hộ gia đình có cây chắn gió nên đợt mưa bão vừa qua không ảnh hưởng đến năng suất cà phê; nên trồng xen cây phân xanh, đậu đỗ, đặc biệt là thời kỳ kiến thiết cơ bản và đầu thời kỳ kinh doanh, khi cây còn nhỏ chưa giao tán để che phủ bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Tiết kiệm nước cho cà phê
Cây cà phê cần được tưới nước trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4. Thiếu nước sẽ làm quả cà phê bị nhỏ và làm giảm sản lượng. Nhưng nước thì ngày một cạn kiệt do khai thác quá mức và nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu. Làm thế nào sử dụng hiệu quả nhất nguồn nước, các nhà khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê. Đây là theo phương pháp mới được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật mới, là một trong những giải pháp tích cực trong kỹ thuật thâm canh cà phê theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
Bình thường trước đây bà con tưới nước 5 lần/mùa khô cho cà phê theo 2 hình thức: Tưới phun mưa và tưới gốc với khối lượng rất cao, vượt từ 300 đến 400 lít nước cho 1 gốc/lần tưới, thậm chí tới 650 lít/lần tưới đối với cà phê kinh doanh nên gây lãng phí rất lớn. Thay vì tưới nước theo phương pháp cũ, kỹ thuật tưới nước theo phương pháp mới cho thấy có thể tưới nước tiết kiệm hơn mà vẫn bảo đảm năng suất, thậm chí còn đạt năng suất cao hơn. Theo quy trình tưới tiết kiệm mới này, các diện tích cà phê mới trồng, với các dòng vô tính chọn lọc, năm đầu bà con chỉ cần tưới với lượng nước 120 lít/gốc/lần tưới, chu kỳ 20 đến 22 ngày và 2 năm tiếp theo cũng chỉ cần tưới với lượng 240 lít nước/gốc/lần tưới, chu kỳ 20 đến 22 ngày là đủ để cây phát triển bình thường trong mùa khô hạn. Đối với diện tích cà phê đã bắt đầu cho thu hoạch và cho năng suất ổn định, sau thu hoạch triển khai tưới với lượng nước khoảng 500 lít/gốc/lần tưới, chu kỳ tưới 25 đến 30 ngày vẫn giúp cây cà phê phát triển tốt, đạt năng suất vụ sau từ 3 tấn đến 4 tấn nhân/ha trở lên.
Theo các nhà khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, mấu chốt quan trọng của kỹ thuật tưới nước hợp lý, tiết kiệm là bà con phải xác định cho đúng thời điểm tưới nước lần đầu của vụ tưới (tưới đầu vụ) để bố trí lịch tưới cho thích hợp. Tưới quá sớm vừa gây lãng phí, vừa làm đảo lộn quá trình sinh trưởng, ra hoa, đậu quả kém. Tưới quá muộn (bắt đầu giới hạn chịu ẩm cho phép 25 đến 26%) làm cho cây cà phê khó phục hồi trạng thái khô héo để phát triển bình thường, thậm chí không hồi phục được. Như trận mưa vừa rồi, nếu khu vực nào mưa lớn thì trúng đậm, vì nhờ trời mưa người trồng cà phê tiết kiệm được một lần tưới, đúng vào lúc cà phê bung hoa. Khu vực nào mưa ít, không đủ lượng nước cho cây cà phê thì người trồng phải tưới bồi thêm để hoa cây cà phê nở bung ra, nếu không bông nở giữa chừng rồi ngừng lại sẽ không đậu quả, làm giảm năng suất.
Hương Trà
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.