Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 19/02/2010
Ngày cập nhật:
23/2/2010
Để khai thác hết tiềm năng đất đai, nguồn nhân công lao động, đặc biệt là làm thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp của người nông dân, mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ gấc ở huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã được xây dựng. Từ mô hình trồng gấc thương phẩm hứa hẹn sẽ mở ra hướng sản xuất hàng hoá mới cho người nông dân vùng núi Thường Xuân.
Bác Bùi Quang Thành, ở thôn Hưng Long, một trong số những hộ dân tham gia mô hình trồng gấc thương phẩm, phấn khởi khoe: “Giờ đây bà con chúng tôi có thêm một cây trồng mới để thu lời. Chỉ với hai khu vườn rộng hơn 1,5 ha, gia đình tôi thu hoạch hơn 60 triệu đồng, với 30 tấn gấc. Ngoài ra, chúng tôi còn tận dụng được diện tích mặt đất dưới dàn gấc để trồng các loại cây màu khác...”.
Năm 2008, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với huyện Thường Xuân tiến hành triển khai xây dựng “mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ gấc” trên địa bàn xã Ngọc Phụng (huyện Thường Xuân), với diện tích 10 ha, bằng giống gấc thương phẩm cho giá trị kinh tế cao. Đây là giống gấc nếp mới có khả năng đem lại sản lượng và năng suất cao. Theo quy trình kỹ thuật thì trên tổng diện tích 10 ha gấc được trồng, sẽ có từ 1 đến 6 ha trồng tập trung, còn lại 4 ha được trồng phân tán trong nhân dân, tham gia mô hình có 59 hộ dân nghèo của xã Ngọc Phụng.
Theo anh Lò Văn Thành, Trưởng Phòng Công thương huyện, cho biết: Trong quá trình theo dõi mô hình cho thấy cây gấc nếp rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và cơ cấu luân canh cây trồng ở địa phương. Năm đầu tiên, mục đích chính của dự án là ổn định mật độ, tạo gốc gấc cho những năm tiếp theo. Thông thường năm đầu tiên năng suất bình quân chỉ đạt từ 1,2 đến 1,5 tấn/sào. Từ năm thứ hai trở đi, năng suất đạt trung bình từ 1,8 tấn đến 2 tấn/sào/năm, trong khi đó chu kỳ thu hoạch từ 10 đến 15 năm mà người dân không phải bỏ chi phí đầu tư như năm đầu tiên. Cùng với việc áp dụng trồng gấc thương phẩm, người dân có thể trồng xen canh các loại cây trồng khác để tăng thêm nguồn thu nhập trên đơn vị diện tích. Với nguồn thu hàng chục triệu đồng cho một vụ gấc trong khi công chăm sóc ít, có thể khẳng định trong những năm tới cây gấc sẽ có chỗ đứng trong cơ cấu cây trồng của Thường Xuân.
Qua tìm hiểu tại các hộ trồng gấc được biết, nhờ được sự đầu tư của dự án về cây giống, kỹ thuật, các hộ dân địa phương đã quy hoạch đất vườn để trồng cây gấc. Để mô hình đạt hiệu quả cao, UBND huyện Thường Xuân đã thành lập Ban Quản lý dự án để theo dõi và đấu mối với các doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm cho nhân dân. Theo đó, Công ty TNHH Phúc An là đơn vị đứng ra bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con, đồng thời doanh nghiệp này cũng làm trung gian cho Công ty Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (VNPOFOOD) để bao tiêu toàn bộ nguồn gấc do Công ty TNHH Phúc An sơ chế. Ngoài ra, Công ty VNPOFOOD còn chịu trách nhiệm chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật trồng và sơ chế gấc cho người dân. Đến thời điểm này người dân đã thu hoạch xong vụ gấc đầu tiên. Kết quả, sau một năm trồng thí điểm, sản lượng gấc toàn vùng dự án đạt hơn 250 tấn (năng suất bình quân 25 tấn/ha). Với giá thu mua của doanh nghiệp là 2.000 đồng/kg, người dân thu lãi khoảng 1,8 triệu đồng/sào.
Hiệu quả bước đầu từ mô hình sản xuất gấc thương phẩm mà Sở Khoa học và Công nghệ triển khai tại xã Ngọc Phụng đã mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân nơi đây trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất ra sản phẩm cây trồng hàng hóa đem lại thu nhập cao. Đây cũng chính là mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền huyện Thường Xuân đang tập trung phấn đấu đưa nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế hàng năm.
Thường Xuân vốn chỉ có thế mạnh về phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong lĩnh vực nông nghiệp thì luôn gặp khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, cải tạo đồng đất nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Vì vậy kết quả thu được từ mô hình trồng gấc thương phẩm là cơ sở để cấp ủy, chính quyền huyện Thường Xuân định hướng xây dựng vùng chuyên canh trồng gấc để tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, cũng như tăng giá trị sản xuất nông nghiệp; qua đó sẽ đem lại thu nhập và góp phần giúp người nông dân địa phương xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Trần Thanh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.