Nguồn tin: Báo Gia Lai, 02/03/2010
Ngày cập nhật:
3/3/2010
Hiện nay, việc buôn bán các mặt hàng hóa chất nông nghiệp trên thị trường khá phổ biến, nhất là các loại hóa chất dùng để bón cho cây cà phê như: Sulphate kẽm (ZnSO4), sulphate đồng (CuSO4), Borax... Tuy nhiên, từ chất lượng, giá cả đến hóa đơn chứng từ, nhãn mác của các mặt hàng này vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nông dân, đã đến lúc cơ quan chức năng cần phải vào cuộc.
Giá rẻ... bất ngờ
Dạo quanh một số đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, các loại hóa chất nông nghiệp được bày bán tràn lan dưới nhiều hình thức, nhãn mác. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các loại hóa chất này có nguồn gốc từ Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore. Tuy nhiên, giá trên thị trường thế giới và giá bán tại Gia Lai có sự chênh lệch khá lớn. Chẳng hạn, đối với hóa chất sulphate kẽm hàm lượng 98% xuất xứ từ Đài Loan giá bán trên thị trường thế giới hơn 12 ngàn đồng/kg. Thế nhưng một số đại lý ở Gia Lai chỉ bán với giá 3.000 - 4.000 đồng/kg.
Tương tự, hóa chất sulphate đồng (hàm lượng 95%) xuất xứ Đài Loan trên thị trường thế giới có giá khoảng 40 ngàn đồng/kg nhưng tại Gia Lai có nơi chỉ bán với giá 10.000 - 20.000 đồng/kg. Với giá cả như thế thì hầu hết các mặt hàng này đều không có hóa đơn, chứng từ.
Dù biết với lỗi vi phạm về kinh doanh mặt hàng có điều kiện này nếu bị các cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị xử phạt rất nặng, nhưng vì món lời khá lớn nên một số đại lý vẫn cố tình nhập hàng để bán. Bên cạnh đó, một thực tế đáng buồn là người nông dân do tâm lý ham rẻ cùng với thói quen mua hàng chẳng bao giờ hỏi đến hóa đơn nên đây chính là cơ hội để các đại lý tiêu thụ hàng kém chất lượng, hàng giả…
Thiệt hại vẫn là nông dân
Các loại hóa chất nông nghiệp nêu trên rất cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Nó bổ sung những chất vi lượng giúp cây cà phê phát triển tốt hơn. Chẳng hạn nếu bón thêm borax cho cây cà phê sẽ có tác dụng kích thích ra hoa, chống rụng hoa và trái non. Còn sulphate kẽm lại rất quan trọng trong quá trình tạo diệp lục của cây nếu thiếu sẽ làm lá cây bị xoăn và rụt ngọn. Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 90.000 ha cà phê, như vậy mỗi năm cần khoảng 9.000 tấn hóa chất các loại để bón cho cây cà phê. Đây là một thị trường khá “béo bở” để các công ty hóa chất khai thác. Và hiện tượng một số công ty hóa chất lợi dụng bán ra những loại hàng kém chất lượng với giá cực rẻ.
Điều này không chỉ làm lũng đoạn thị trường mà quan trọng hơn đó là thiệt hại mà người dân phải gánh chịu khi bón các loại hóa chất “rởm” này lên cây cà phê. Ông Nguyễn Thanh Hải (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) cho biết: “Mặc dù vụ cà phê vừa rồi tôi đã bón 1 tạ borax cho 2 ha cà phê của gia đình, thế nhưng quả non vẫn rụng rất nhiều”. Còn ông Hoàng Anh Tuấn (huyện Ia Grai) thì than vãn dù được đại lý phân bón tư vấn mua sulphate đồng về phun cho cây sẽ chống được các bệnh nấm, nhưng oái ăm thay vườn cà phê của ông dù phun hết 25 kg sulphate đồng mà nấm bệnh vẫn cứ lan hết cây này sang cây khác gây thiệt hại khá lớn.
Khó kiểm soát
Khi chúng tôi đặt vấn đề về việc thanh - kiểm tra các loại hóa chất nông nghiệp trên thị trường với Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT và Chi cục Quản lý Thị trường, thì đều nhận được câu trả lời giống nhau: Đối với mặt hàng hóa chất nông nghiệp, việc lấy mẫu kiểm định khá phức tạp nên xử lý rất ít.
Theo ông Nguyễn Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Công thương, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường: Trong tháng 3-2010, Chi cục sẽ tiến hành đợt kiểm tra về hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không có hoặc không đủ hóa đơn chứng từ, nhãn mác tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành kiểm tra về các mặt hàng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trong đó sẽ lưu ý đặc biệt đến mặt hàng hóa chất nông nghiệp. Còn Ông Vũ Mạnh Hùng - Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Hiện nay, Sở đã có Quyết định số 37/QĐ-NN về việc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra việc sản xuất kinh doanh vật tư nông-lâm nghiệp và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2010.
Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định: Phạt tiền đến 10 triệu đồng đối với hàng hóa nhập lậu (tức là hàng không có hóa đơn, chứng từ); đồng thời, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa; tạm giữ phương tiện chờ xử lý. Ngoài ra, đối với hành vi kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các nội dung bắt buộc ghi không đúng với thực tế của hàng hóa hoặc không đúng với nội dung công bố chất lượng có mức phạt cao nhất là 20 triệu đồng, riêng trường hợp không có nhãn hàng hóa theo quy định có thể bị phạt đến 30 triệu đồng.
Dã Quỳ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.