Nguồn tin: Lao Động, 04/03/2010
Ngày cập nhật:
5/3/2010
Không chỉ can đảm vượt qua định kiến "chân yếu tay mềm", các chị còn mạnh dạn xông pha và gặt hái thành công ngay trên lĩnh vực mà tưởng chừng thượng đế chỉ dành riêng cho cánh mày râu.
Đó là: Chinh phục thiên nhiên, biến những miền đất hoang vu trở thành những cánh đồng vàng "cò bay mỏi cánh".
Từ tay trắng, các chị không chỉ tích lũy khối tài sản trị giá hàng chục tỉ đồng, mà còn gợi mở cho địa phương trong việc hoạch định tiến lên sản xuất 3 vụ...
"Vương quốc" nữ điền chủ
Xắn quần thăm thửa ruộng trải vàng đến mút tầm nhìn trên cánh đồng Tân Phú (Mỹ Phú Đông - Thoại Sơn) chị Đặng Thị Dung, hết hối nhóm thợ chở máy gặt đập liên hợp vào Mỹ Phú Đông (huyện Thoại Sơn, An Giang), nhắc nhở nhóm khác chở máy cày vào ở cánh đồng Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) làm đất chuẩn bị vụ đông xuân, chị bắc sang chuyện mua phân, thuốc trữ cho cả vụ...
Vẫn cái giọng mạnh mẽ lực điền, chị làm tôi giật mình ngay câu đầu tiên: "Tính luôn vạt đất mới xuất 6kg vàng mua thêm ở xã Tân Tuyến, tổng cộng tôi có trên 400 công".
Theo giá thị trường 40 - 50 triệu đồng/công, chỉ riêng chuyện đất, chị Dung đã là triệu phú đô la. Còn với giá lúa 6.000 đ/kg như hiện nay, nếu bán ngay tại ruộng, lãi 30 - 40 triệu/ha, chỉ riêng vụ 3 này chị mua được gần 02kg vàng 9999. Nhưng chị chở hết về kho, chờ giá tăng thêm mới bán...
Cùng lúc này, tại cánh đồng xã Vọng Thê, chị Đỗ Thanh Thảo (Út Thảo) cũng chuẩn bị thu hoạch trên 30ha lúa, năng suất không dưới 5,5 tấn/ha.
Cũng như chị Dung, Út Thảo không chỉ làm nhiều ruộng, mà còn làm ruộng giỏi, đi đầu trong cơ giới hóa nông nghiệp. Ngoài máy cày, máy gặt đập liên hợp, chị còn xây lò sấy, nhà kho quy mô trên 2.000 giạ, trữ phân, thuốc giá rẻ dùng cho cả vụ và trữ lúa lại bán với giá cao, mỗi năm lãi trên 2 tỉ đồng nên các chị được cánh mày râu ở Ba Thê tôn vinh là Nữ "điền chủ".
"Ở Ba Thê, có rất nhiều Nữ "điền chủ" - anh Dương Đinh Hương, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Phú Đông, nguyên Phó phòng NNPTNT Thoại Sơn, người gắn bó máu thịt với đất Ba Thê liệt kê - nhiều nhất là Nguyễn Thị Mẫn (đã mất): Trên 50ha. Rồi Nguyễn Thị Mai: Trên 30ha, Lê Ngọc Thủy, 25ha, Trần Kim Vốn: Trên 20ha, Lê Thị Hạnh, 20ha, Trần Thị Nga: Trên 20ha...
GS.TS Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang đã làm chúng tôi bất ngờ khi tiết lộ: Ở Ba Thê có phụ nữ sở hữu 100ha, vì lý do hạn điền nên xin bí mật danh tánh".
Theo GS Xuân, nhiều khả năng đây là kỷ lục thế giới. Bởi ngay ở các quốc gia đất rộng, người thưa, như Mỹ, Úc... nơi có những trang trại lớn nhất thế giới cũng chưa hề có nhiều "bà chủ lớn" như ở Ba Thê.
Tay trắng làm nên
Ngồi bên thửa ruộng chạy tăm tắp tận chân núi Ba thê, Út Thảo nhớ lại: "Hồi mới về, vợ chồng tôi có 4 bàn tay trắng". Chuyện bắt đầu vào năm 1989, hay tin chính quyền huyện Thoại Sơn cấp đất khai hoang, vợ chồng chị xin thôi chân cán bộ y tế ở Châu Đốc về Ba Thê nhận 03 ha đất.
Vùng Vọng Thê khi đó hoang vu, lau sậy ngút ngàn, đất ngậm phèn đã làm thối chí biết bao lớp người, nhưng Út Thảo thì không. Cột chân con vào góc nhà, vợ chồng ngày đêm khai hoang vỡ đất, đào mương tháo phèn. Nhiều lúc suốt mấy tháng liền chị không có thời gian (và cả không có tiền) đi chợ. Tranh thủ lúc đào bờ, đắp đê, bắt con ốc, con cá cho con, còn vợ chồng chị có chi dùng nấy.
Nhiều đêm mãi đến gần sáng mới ngã lưng, nhưng ngày vẫn làm việc bình thường. Nhờ vậy mà trong lúc nhiều láng giềng bán đất tháo chạy, chị lại trúng mùa, tung tiền ra mua thêm đất với giá rẻ như... cho.
Rồi sắm máy cày, máy cắt vợ chồng thay nhau kẻ lái, người sửa. Đúng 2 năm sau (2000), chị sắm thêm 150 công đất liền ranh rồi lên bờ bao sản xuất 3 vụ. Làm lúa trái vụ, bán được giá cao nên 2 năm sau chị không chỉ nâng số đất lên trên 300 công, mà còn gợi mở cho huyện Thoại Sơn mạnh dạn thực hiện thắng lợi chương trình đê bao sản xuất 3 vụ, được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu AHLĐ vào năm 2009.
Giờ đây, Út Thảo còn sở hữu thêm gần chục nền nhà và nhiều ha vườn xoài, tầm vông với trị giá đến hàng chục tỉ đồng.
"Không chỉ có chị Thảo, mà hầu hết các "Bà chúa đất" ở Ba Thê đều vươn lên từ hai bàn tay trắng, như chị Đặng Thị Dung, bà Nguyễn Thị Sáu (Sáu Hùng)...", kỹ sư Phan Thanh Tùng, Phó phòng NNPTNT huyện Thoại Sơn nhấn mạnh: "Không chỉ giỏi điều binh, khiển tướng, nhiều chị còn làm giỏi cả việc nặng lẫn việc nhẹ: Từ điều khiển, sửa chữa các loại máy cày, máy cắt... cho đến việc đầu tư, chọn ngành cho con học để nâng tầm cao cho cánh đồng trong tương lai... cái gì các chị cũng làm được".
Như Út Thảo, đã hướng cô gái đầu lòng Trần Đỗ Huyền Trân học một lèo từ cử nhân nông nghiệp lên thạc sĩ ngành bảo vệ thực vật tại ĐH Cần Thơ, còn chị Dung thì đang sẵn sàng kế hoạch cho cậu đầu lòng Đỗ Đức Trọng, sau khi tốt nghiệp Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên tại ĐH An Giang học lên thạc sĩ, tiến sĩ nông nghiệp. Đó cũng chính là lời giải thích: Vì sao dù những người chồng luôn sát cánh trong công việc, nhưng trong tâm thức của người dân lẫn nhà quản lý địa phương, vẫn luôn xem các chị là chủ đất, chủ của khối tài sản triệu đô kia!
Đi lên từ tay trắng, thành công của các chị không chỉ vun gốc cho tương lai rạng rỡ hơn với sự tiếp nối của ánh sáng trí tuệ, mà còn viết tiếp trang sử hào hùng của truyền thống chinh phục thiên nhiên, mở rộng bờ cõi Thăng Long - Hà Nội trên biên giới Tây Nam mà danh thần Thoại Ngọc Hậu đã dày công xây nền, đắp móng.
Lục Tùng
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.