Nguồn tin: Báo Bình Định, 12/5/2010
Ngày cập nhật:
14/5/2010
Vừa qua, Hội đồng Khoa học chuyên ngành tỉnh đã tổ chức nghiệm thu và xếp loại khá cho đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống và kỹ thuật canh tác lúa nhằm nâng cao hiệu quả cho vùng khó khăn (thiếu nước tưới, chua, phèn, mặn) ở tỉnh ta” do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (KHKTNNDHNTB) chủ trì, tiến sĩ Lại Đình Hòe - Phó Viện trưởng Viện KHKTNNDHNTB làm chủ nhiệm.
Các giống lúa đang được nông dân trong tỉnh sử dụng phổ biến là KD đột biến, ĐB6, ĐB5, ML48, Nhị ưu 383… là những giống lúa thích hợp với điều kiện sinh thái và cơ cấu mùa vụ trong tỉnh. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra thực trạng sản xuất lúa tại các vùng khó khăn trong tỉnh của những người thực hiện đề tài, ở những vùng đất bị nhiễm chua, phèn, mặn và thiếu nước tưới, thì hiệu quả sản xuất của các giống lúa nói trên còn hạn chế. Vì vậy, để mang lại năng suất lúa cho những vùng khó khăn, sau gần 3 năm khảo nghiệm với rất nhiều giống lúa khác nhau, lập các mô hình sản xuất, đề tài đã tuyển chọn và xác định được các giống lúa SH2, QNT1, 24SS… là những loại giống ngắn ngày, mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ, khả năng chịu nóng khá, chất lượng gạo cao, năng suất từ 66-71tạ/ha (tùy vụ và chân đất), phù hợp với những vùng đất bị nhiễm chua, phèn, mặn trong tỉnh. Thực tế này đã được chứng minh tại các mô hình sản xuất trong vụ Đông Xuân và vụ Thu năm 2009 ở xã Nhơn Thọ (An Nhơn), Cát Tân (Phù Cát) và Phước Thuận (Tuy Phước). Mỗi mô hình thực hiện 2 ha với các giống lúa SH2, QNT1, OM5796, 24SS; kết quả năng suất lúa đạt 60-70tạ/ha, trong đó, nổi trội hơn cả là giống lúa SH2. Đây vừa là giống chất lượng cao, vừa cho năng suất khá (68-70tạ/ha).
Dựa trên kết quả của các mô hình khảo nghiệm, đề tài cũng đã hoàn thiện được các quy trình kỹ thuật canh tác cho các vùng đất chua, phèn, nghèo dinh dưỡng, thiếu chủ động nước tưới và đất bị nhiễm mặn. Đồng thời, những người thực hiện đề tài cũng khuyến cáo nông dân nên gieo sạ ở mật độ khoảng 120kg/ha ở những vùng đất nói trên. Bên cạnh đó, nên áp dụng bảng so màu lá để bón đạm và bổ sung kẽm cho lúa nhằm góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí, tăng thu nhập cho nông dân.
Trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh, lúa là cây trồng có diện tích gieo trồng lớn nhất. Trong những năm gần đây, nhiều giống lúa mới và kỹ thuật canh tác tiên tiến được ứng dụng vào sản xuất đã thúc đẩy tăng trưởng nhanh về năng suất. Theo kết quả phân tích đất của Hội Khoa học đất Việt Nam, Bình Định có diện tích đất phèn tiềm tàng là 784ha; đất bị nhiễm mặn trung bình và ít khoảng 3.000 ha; đất phèn, đất chua trên 43.000 ha và đất thiếu nước tưới khoảng 8.000-10.000ha. Vì vậy, việc nghiên cứu, khảo nghiệm các loại giống lúa mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng trong tỉnh của Viện KHKTNNDHNTB rất có ý nghĩa, nhằm bổ sung một số giống lúa mới để nâng cao hiệu quả kinh tế ở những vùng khó khăn, tạo cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ theo hướng sản xuất hiệu quả và bền vững.
Hiền Mai
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.