Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 14/07/2010
Ngày cập nhật:
15/7/2010
Dự án xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng do Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện tại xã Đoan Bái (Hiệp Hoà - Bắc Giang) bước đầu mang lại lợi ích thiết thực, không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tăng năng suất cây trồng.
Thực tế cho thấy, tàn dư thực vật trên đồng ruộng mỗi năm ở tỉnh Bắc Giang khá lớn gây ô nhiễm môi trường và là nơi cư trú phát sinh nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Trong quá trình canh tác, nông dân thường chú trọng đến năng suất và sản lượng nên sử dụng nhiều các hợp chất hoá học, đây chính là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước, đất nông nghiệp. Việc sử dụng các sản phẩm phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) như "con dao hai lưỡi", một mặt có tác dụng diệt sâu hại bảo vệ mùa màng nhưng không tuân thủ đúng quy trình sẽ làm tăng dư lượng nitơrat hay tồn dư lượng thuốc BVTV tích lũy trong sản phẩm cao, gây hại sức khoẻ con người. Chính vì vậy, để các vùng canh tác bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài việc tuân thủ các quy trình sản xuất, sử dụng các hóa chất đúng cách, đúng liều lượng, thì việc sử dụng phân bón an toàn cho cây trồng làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh là việc làm cần thiết. Nhóm các nhà khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã thực hiện dự án "Xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng và tái chế thành phân hữu cơ cho cây trồng ở huyện Hiệp Hoà" bước đầu mang lại hiệu quả cao.
Dự án được thực hiện tại 9 hộ dân của xã Đoan Bái. Thời gian thực hiện dự án từ vụ mùa năm 2009 đến tháng 5 năm 2010. Gia đình chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Đồng Nứa có thửa ruộng 3 sào nhiều năm canh tác nhưng năng suất cây trồng đạt thấp trong khi tốn khá nhiều công chăm sóc và chi phí thuốc BVTV. Sau khi thu hoạch lúa vụ mùa năm 2009, gia đình chị tham gia dự án và ủ gần 1 tấn nguyên liệu rơm rạ làm phân bón cho vụ lúa xuân năm nay. Chị Hoa cho biết: "Khi sử dụng loại phân bón này thấy lúa cứng cây, không đổ, ít sâu bệnh và năng suất đạt hơn 2 tạ/sào, cao hơn năm ngoái 1 tạ. Không chỉ vậy, bón phân ủ cho lúa còn tiết kiệm được 1/2 lượng đạm, lân so với phương pháp thông thường, giảm công lao động. Vụ mùa tới, tôi ủ lượng nguyên liệu tăng lên để sử dụng cho toàn bộ diện tích canh tác của gia đình". Cũng như gia đình chị Hoa, gia đình anh Đặng Văn Đoàn cùng thôn ủ hơn 1 tấn nguyên liệu và cho kết quả khả quan. Kỹ thuật ủ rất đơn giản. Rơm rạ sau khi thu hoạch được thu gom tại ruộng trộn kali + phân lân + đạm Urê + phân chuồng + chế phẩm vi sinh rồi trát bùn kín hỗn hợp đó, sau ủ 45 ngày thành phân vi sinh. Theo đánh giá của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thì 1 ha đất canh tác sẽ cho khối lượng phế thải trung bình hơn 10 tấn, tái chế được hơn 5 tấn phân hữu cơ có tác dụng tốt với sinh trưởng, phát triển và làm tăng năng suất cây trồng. Với giá thành 800 đồng/kg phân tái chế, có lãi hơn 2 triệu đồng/ha. Do vậy, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ, tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ thâm canh, khắc phục triệt để việc đốt tàn dư thực vật, làm sạch đồng ruộng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ phế thải nông nghiệp. Bà Hoàng Thị Tiến, Phó trưởng Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hoà cho biết: "Dự án này đã tái chế rơm rạ tại chỗ thành phân bón hữu cơ giải quyết nguồn phân bón hữu ích đang bị thiếu hụt trong thâm canh hiện nay. Cách làm này được đông đảo nông dân trong vùng hưởng ứng. Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị đơn vị chủ trì dự án tiếp tục hỗ trợ thực hiện mô hình tại một số xã khác trên địa bàn để nông dân tiếp cận trước khi nhân ra diện rộng".
Trịnh Lan
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.