Nguồn tin: Báo Gia Lai, 16/07/2010
Ngày cập nhật:
17/7/2010
Như Gia Lai Điện tử đã thông tin, nông dân trồng tiêu tại hai huyện Chư Sê và Chư Pưh (Gia Lai) đang phải đối mặt với vụ tiêu bị thiệt hại nặng do bệnh,thì trong những ngày qua, giá hồ tiêu liên tục tăng nhưng nguồn hàng khan hiếm. Hiện giá hồ tiêu được các thương lái mua tại các vùng chuyên canh hồ tiêu như huyện Chư Sê, Chư Pưh đang dao động 60.000 - 65.000 đồng/kg (tăng hơn 20.000 đồng/kg so với đầu năm). Giá tăng cao, người dân trồng tiêu lại không vui vì họ đang đối mặt với vụ tiêu thất bát, năng suất sẽ giảm 40 - 50% trong niên vụ này.
Tưởng chừng giá hồ tiêu tăng thì người trồng tiêu sẽ vui, nhưng ngược lại, họ đang ráo riết tìm giải pháp để cứu vãn vườn tiêu của gia đình. Hiện diện tích hồ tiêu bị chết, giảm năng suất 40 - 50%, thậm chí mất trắng vì không có khả năng ra hoa lên đến hàng ngàn ha và con số này vẫn tiếp tục gia tăng vì thời tiết nắng nóng kéo dài tại 2 huyện Chư Sê và Chư Pưh. Giá hồ tiêu liên tục tăng trong những ngày qua, cứ sau vài ngày giá hồ tiêu lại tăng lên vài trăm ngàn đồng/tấn. Ước tính nông dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Anh Ksor Klen - thôn Hrui Dong (thị trấn Phú Hoà, huyện Chư Pưh) dẫn chúng tôi thăm vườn tiêu của gia đình đang chết dần, xơ xác, anh than vãn: gia đình tôi trồng được hơn 1 ha tiêu, hàng năm thu được 6 - 7 tấn tiêu/năm. Sau khi trừ mọi chi phí gia đình cũng lãi được hơn 200 triệu đồng. Nhưng vụ tiêu năm nay thì "bể" hoàn toàn vì năm trước cơn bão số 9, số 11 làm cây tiêu bị ngập úng, bộ rẽ bị tổn thương nên chết khá nhiều. Đặc biệt, phần diện tích còn sống thì lại bị ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài dẫn đến tiêu vàng lá, sinh trưởng kém và không còn khả năng ra hoa nữa”.
Nuối tiếc nhìn vườn tiêu đang chết dần, ông Nguyễn Đình Trang - Ia Bá - Chư Sê nói: Sau niên vụ trước người kinh doanh tiêu và cả nông dân trồng tiêu đều dự đoán giá tiêu năm nay sẽ tăng nên ai ai cũng phấn khích. Nhưng trời lại không thương người nông dân, lúc giá trên 60.000 đồng/kg thì cây tiêu lại bị chết, có sống thì năng suất giảm. Nếu vườn tiêu nào may mắn không dính bệnh thì với diễn biến của thị trường như hiện nay thì sẽ lãi lớn. Còn như gia đình tôi thì coi như tay trắng”.
Tiêu là cây trồng chủ lực giúp người dân các huyện Chư Sê, Chư Pưh phát triển kinh tế nhưng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết. Lãnh đạo các huyện cũng đang cố gắng tìm giải pháp giúp nông dân trồng tiêu cứu vãn các vườn tiêu đang xuống cấp từng ngày. Ông Lê Sỹ Quý - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: Trước hết chúng tôi nhận định tình hình thời tiết biến đổi trong những ngày tiếp để giúp nông dân chủ động có biện pháp chăm sóc tiêu. Kết hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ - Thực vật hướng dẫn cho người dân kỹ thuật chăm sóc, bón phân như thế nào để vườn tiêu nhanh chóng phục hồi. Chúng tôi đã đề xuất lên cấp trên để có biện pháp, hỗ trợ giúp người dân cứu vườn tiêu.
Xung quanh vấn đề này, ông Trần Văn Sơn - Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh chia sẻ: Nông dân ở Chư Pưh đa phần làm tiêu, kinh tế gia đình phụ thuộc gần như toàn bộ vào cây tiêu. Cách đây 1 tháng, rục rịch giá tiêu tăng nên nông dân mừng nhưng thời gian gần đây, các vườn tiêu tại huyện đã bị chết. Lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các ngành liên quan tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh để trích ngân sách hỗ trợ các hộ có tiêu bị chết nhiều, góp phần giảm thiệt hại cho người dân…”.
Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cung cấp thêm: “Do ảnh hưởng của hai cơn bão số 9, 11 của năm 2009 và ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài và sâu bệnh đã làm các vườn tiêu bị chết, xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, để giúp hội viên, nông dân phục hồi lại vườn tiêu kinh doanh, cứu vãn vụ tiêu năm nay Ban chấp hành Hiệp hội đã khuyến cáo, tập huấn cho hội viên và nông dân những biện pháp cần làm ngay để phục hối vườn tiêu kinh doanh. Trước mắt, bà con nông dân cần tăng cường bón phân hữu cơ, phân vô cơ (Lân văn điển, Urê, Kali) nhằm tăng cường độ ẩm cho đất, tăng chất dinh dưỡng cho cây phát triển trở lại. Tăng cường đầu tư, chăm sóc, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh. Do đa số bộ rễ tiêu bị tuyến trùng, sệp sáp và các loại nấm xâm nhập phá hại làm ảnh hưởng đến việc hút chất dinh dưỡng nuôi cây và ra hoa đậu trái nên bà con nông dân cần phải phun phân bón lá 2 - 3 đợt có hàm lượng đạm, lân cao… để cây tiêu kịp thời bung cành, ra hoa”.
Người nông dân luôn đối mặt với căn bệnh muôn thuở là được mùa mất giá, mất mùa được giá.
Minh Nam
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.