Nguồn tin: Lao Động, 17/05/2011
Ngày cập nhật:
18/5/2011
Đây là nội dung cam kết quan trọng nhất của Cty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn của Bộ NNPTNT tại lễ ký kết thoả thuận hợp tác về “Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm càphê và HTX kiểu mới tại các vùng trồng càphê tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên”.
Ngày 16.5, ông Lê Quang Đạo - Phó Tổng GĐ Cty Thái Hòa Lâm Đồng - cho biết: “Tôi khẳng định rằng, không chỉ Lâm Đồng mà còn cả vùng Tây Nguyên - vùng càphê trọng điểm của cả nước - với mô hình này, người trồng càphê sẽ được đảm bảo mức lãi trên 35%”.
Mô hình mới
Theo ông Lê Quang Đạo, mô hình hợp tác “công - tư” không mới, tuy nhiên, với ngành càphê Việt Nam, đây lại là mô hình lần đầu tiên được thực hiện, với mục đích phát triển bền vững ngành càphê Việt Nam, trong đó chú trọng các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên.
Mô hình “công - tư” được thực hiện trong 5 năm kể từ 2011 này, với các nội dung chính: Xây dựng chương trình sản xuất càphê cho hộ nông dân và tổ chức dựa trên hệ thống quản lý chất lượng thực hành tốt của mô hình hợp tác xã càphê kiểu mới, tiến tới tổ chức chuỗi ngành hàng trong sự kết nối 4 địa phương (Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên) với Cty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa.
Với những địa phương có điều kiện thuận lợi, mô hình sẽ xây dựng chỉ dẫn địa lý và phát triển thương hiệu của mặt hàng càphê để tiến tới các thủ tục về bảo hộ mặt hàng này trong phạm vi quốc gia và Châu Âu. Bên cạnh đó là công tác giám sát, kiểm tra, duy trì hoạt động của hợp tác xã và chuỗi cung ứng càphê từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm; tăng cường quản lý chất lượng theo chỉ dẫn địa lý được cấp và tìm kiếm nguồn đầu tư của trung ương và địa phương trong thực hiện mô hình.
Theo Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, với Việt Nam, 5 ngành hàng đang được khuyến khích phát triển là chè, càphê, thủy sản, rau và hoa quả. Với Lâm Đồng, 5 mặt hàng này chính là thế mạnh của địa phương nên mô hình PPP giữa Thái Hòa với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bắt đầu được triển khai chính là điều kiện hết sức thuận lợi để lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ngành càphê nói riêng có bước phát triển mới cao hơn.
Cần sự vào cuộc của chính nông dân
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề PPP, ông Lê Quang Đạo rất phấn khích, nhưng đồng thời cũng không giấu được những ái ngại bởi lẽ, qua nhiều năm tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh càphê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên, ông nhận thấy không phải bất kỳ chủ trương, chính sách nào mang tầm vĩ mô về sự phát triển của cây càphê cũng đều được người trực tiếp trồng càphê hưởng ứng nhiệt tình, đó là không muốn nói đến sự thờ ơ của không ít nông dân trong khu vực càphê mà Thái Hòa “kiểm soát”.
Theo Cty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa, trong vòng 5 năm triển khai mô hình PPP, Cty dự kiến sẽ đầu tư khoảng 400 tỉ đồng để hỗ trợ người trồng càphê thuộc vùng nguyên liệu của Cty, để thực hiện bảo hiểm nông nghiệp mặt hàng càphê cho nông dân... và đặc biệt là đảm bảo người trồng càphê thuộc vùng nguyên liệu của Thái Hòa luôn có lãi từ 35% trở lên.
Theo số liệu báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên, diện tích càphê trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm những 90% trong tổng số 554.000 ha hiện có của cả nước; trong đó, Đắc Lắc là tỉnh đứng đầu với gần 191.000 ha, tiếp theo là Lâm Đồng 142.900 ha. “Hiện tại, năng suất càphê trung bình của cả nước chỉ mới đạt 2 tấn/ha là con số khá thấp.
Trong tương lai, thực hiện mô hình PPP, năng suất này của vùng càphê nguyên liệu của Thái Hòa sẽ được nâng lên 2,5 - 3 tấn/ha” - ông Lê Quang Đạo cho biết.
Khắc Dũng
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.