Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 18/07/2011
Ngày cập nhật:
19/7/2011
Nông dân kiểm tra rầy nâu trên các trà lúa Hè thu muộn. Ảnh: H.THU
Vụ Hè thu năm 2011, toàn huyện Long Mỹ xuống giống trên 25.000 ha, đến nay đã thu hoạch được gần 5.000 ha. Điều đáng lo ngại là trong hơn 4.500 ha lúa Hè thu bị nhiễm rầy nâu trong tỉnh Hậu Giang thì có đến 4.200 ha ở huyện Long Mỹ.
Những ngày này, trên các cánh đồng ở xã Long Trị vào buổi sáng và chiều mát, không ít nông dân còn đeo bình phun thuốc trừ rầy nâu gây hại lúa. Ở ấp 3, xã Long Trị có hàng trăm héc-ta lúa Hè thu bị nhiễm rầy nâu. Gia đình anh Nguyễn Văn Chạy, có 4 công lúa thì cả 4 công đều bị rầy nâu tấn công với mật số cao, nhất là ở những chỗ lúa gieo sạ dày. Anh Chạy cho biết, lúa đang ở giai đoạn làm đòng nên ngay sau khi phát hiện rầy nâu lan nhanh, anh đã mua thuốc về phun xịt để không làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa. Còn gia đình chị Trương Thị Bông, có 6 công lúa, gieo sạ bằng giống OM 4218 đều bị nhiễm rầy nâu, mặc dù lúa đang trong giai đoạn trổ và ngậm sữa nhưng nhiều chỗ đã bị cháy rầy cục bộ, thiệt hại có thể lên đến 30%. Chị Bông xót xa: “Gia đình đã phun xịt nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa thấy rầy nâu giảm, không biết từ nay đến khi thu hoạch, năng suất còn bị ảnh hưởng nữa không, khi mà gia đình đã đầu tư nhiều cho tiền phun thuốc phòng trừ dịch hại”.
Trong tổng số 543 ha lúa Hè thu của xã Long Trị bị nhiễm rầy nâu thì có tới 16 ha bị nhiễm nặng. Một số nguyên nhân gây bộc phát rầy nâu tăng cao là do tỷ lệ sử dụng giống nhiễm rầy trên diện rộng; nông dân gieo sạ quá dầy, bón thừa phân đạm và lạm dụng phun thuốc trừ sâu. Đặc biệt, hiện nay nhiều trà lúa Hè thu sớm đã thu hoạch nên rầy nâu di trú đến các trà lúa Hè thu muộn. Trong vụ lúa Hè thu này, toàn xã Long Trị xuống giống được trên 1.000 ha, đa phần lúa đang giai đoạn làm đòng, trổ và chín. Nhưng hiện nay rầy nâu xuất hiện và gây hại trên 50% diện tích đang làm bà con nông dân rất lo lắng.
Không chỉ có xã Long Trị, hiện nay rầy nâu đã xuất hiện ở khắp các trà lúa Hè thu muộn của bà con nông dân huyện Long Mỹ. Trong đó, xã Thuận Hòa và Xà Phiên là 2 địa phương có diện tích bị nhiễm bệnh nặng với diện tích trên 100 ha. Mặc dù bà con nông dân đã tích cực phòng trừ dịch bệnh, nhưng thiệt hại có thể lên đến 30% năng suất. Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Long Mỹ, hiện nay có tới 425 ha lúa bị nhiễm rầy nâu nặng với mật số từ 3.000 - 4.000 con/m2, đa số rầy ở tuổi 2 và tuổi 3. Có 3.100 ha bị nhiễm nhẹ, mật số từ 750 - 1.500 con/m2, nhiễm trung bình là 670 ha, mật số 1.500 - 2.000 con/m2.
Trước tình hình dịch bệnh, nhất là rầy nâu gây hại trên diện rộng, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Long Mỹ khuyến cáo bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện dịch bệnh. Việc phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng lúc, đúng cách, đúng thuốc và đúng liều lượng. Dùng các loại thuốc đặc trị rầy và nên sử dụng luân phiên các loại thuốc trên để tránh tình trạng rầy quen và kháng thuốc. Phun đúng liều lượng và nồng độ khuyến cáo, phun đủ 6 bình nước thuốc/công, phun đúng lúc khi rầy nở rộ ở tuổi 2, 3; sử dụng bơm áp lực cao hoặc vạch lúa theo đường băng phun thuốc vào gốc lúa nơi rầy sinh sống, hoặc bơm nước vào ruộng ngập hết thân để rầy lên cao rồi phun sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Chi cục Bảo vệ thực vật Hậu Giang cho biết, tổng diện tích nhiễm các loài dịch hại là 14.687,6 ha, tăng 9.415,5 ha so tuần trước. Rầy nâu trong tuần xuất hiện 4.530 ha, tăng 3.838 ha so với tuần trước. Trong đó, có 447 ha nhiễm nặng mật số trên 3.000 con/m2, 679 ha nhiễm trung bình với mật số từ 1.500 - 3.000 con/m2 tập trung chủ yếu ở huyện Long Mỹ và TP.Vị Thanh. Diện tích còn lại nhiễm nhẹ phân bố chủ yếu ở các huyện Long Mỹ, Vị Thủy và TP.Vị Thanh. Các diện tích bị nhiễm dịch hại trong tuần đều được nông dân chủ động phòng trừ bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị, do đó chưa phát hiện diện tích bị thiệt hại nghiêm trọng. Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Hậu Giang Trần Ngọc Thể cho rằng: Những ngày tới, tình hình sâu bệnh có thể giảm do nông dân đang tiến hành thu hoạch rộ lúa Hè thu. Tuy nhiên, rầy nâu có khả năng tăng mật số và cần lưu ý rầy nâu di trú sang các trà lúa giai đoạn đòng - trổ, các trà lúa gieo sạ muộn, lúa Thu đông xuống giống trước lịch. Do rầy nâu đang bộc phát mạnh, nông dân cần thường xuyên thăm đồng để sớm phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời. Đối với rầy nâu, khi mật số trên 3 con/tép, rầy ở tuổi 2, 3 thì cần can thiệp bằng các loại thuốc đặc trị để tránh rầy gây hại lúa, nhất là các trà lúa Hè thu gieo sạ muộn.
H.THU - N.HÀ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.