Nguồn tin: Báo Gia Lai, 26/07/2011
Ngày cập nhật:
29/7/2011
Bà con nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa ở huyện Chư Pah rất thích trồng cây bời lời vì có hiệu quả, dễ làm, đầu tư ít, yêu cầu kỹ thuật thấp và phù hợp với tập quán nghề rừng. Do vậy từ nhiều năm qua, diện tích cây bời lời nơi đây liên tục phát triển mạnh. Để đảm bảo chất lượng cũng như đầu ra của sản phẩm này, UBND huyện Chư Pah đã và đang hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc để mở rộng diện tích, đồng thời tiến hành những thủ tục cần thiết để xây dựng thương hiệu cho cây bời lời đỏ.
Người dân huyện Chư Pah đang chế biến sản phẩm của cây bời lời đỏ. Ảnh: P.D
Với 8 ha đất cha mẹ để lại, do không có vốn trồng loại cây khác như cao su, cà phê…, năm 2003, gia đình anh Rơ Chăm Hlíu ở làng Pok, xã Ia Khươl, huyện Chư Pah đã vào rừng đào cây bời lời con đem về trồng. Sau nhiều năm, đến nay gia đình anh đã trồng kín trên diện tích đất nhà mình và là một trong những hộ trồng nhiều bời lời nhất ở xã Ia Khươl. Những năm đầu bời lời còn nhỏ anh đã trồng xen canh cây mì, mỗi năm thu nhập gần trăm triệu đồng. Khi bời lời đã cho khai thác, để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình, mỗi năm anh khai thác và bán cho tư thương 1 ha với giá từ 130 triệu đồng đến 160 triệu đồng. 7 năm, sau khi khai thác diện tích cuối cùng, anh lại quay vòng khai thác đợt tiếp theo. Vườn bời lời của anh đầu tư ban đầu thấp nhưng thu nhập hàng năm khá ổn định.
Gia đình anh Rơ Chăm Khinh, làng Yăng 2, xã Ia Phí, huyện Chư Pah, cũng trồng gần 4 ha bời lời cách đây 5 năm và chuẩn bị cho khai thác. Quá trình trồng bời lời, anh cho biết: Đây là loại cây có nguồn gốc từ rừng tự nhiên nên khả năng chịu hạn tốt, ít tốn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khả năng tái sinh cao và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Theo tính toán của anh Khinh, mỗi ha đầu tư ban đầu khoảng 3 đến 4 triệu đồng, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Đặc biệt đây là loại cây trồng dễ chăm sóc, đầu tư ít, yêu cầu kỹ thuật thấp và phù hợp với tập quán nghề rừng của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó với thời giá hiện tại mỗi kg vỏ, lá bời lời khô giá từ 23.000 đồng đến 25.000 đồng, 1 mét khối gỗ bán giá 1,5 triệu đồng. Theo dự tính đợt thu hoạch đầu tiên này, gia đình anh bán 2 ha bời lời cũng cho thu khoảng 300 triệu đồng-anh Rơ Chăm Khinh chia sẻ.
Dễ trồng, ít tốn công chăm bón lại sống tốt ở những vùng đất bạc màu không thể trồng những loại cây khác là nhận định chung của hầu hết các hộ dân trồng bời lời ở huyện Chư Pah. Với 2 ha hiện tại, trong thời gian tới gia đình anh Rơ Chăm Vich, làng Prep, xã Ia Phí, huyện Chư Pah sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây bời lời để nâng cao thu nhập. Anh Vich, cho biết: “Cây bời lời chắc chắn tiếp tục được mở rộng tùy theo điều kiện đất đai. Cây bời lời sinh trưởng tự nhiên, nó không phụ thuộc vào phân bón hoặc kỹ thuật nào cả, rất dễ trồng”.
Hiện tại toàn huyện Chư Pah có gần 1.000 ha bời lời đỏ, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã: Ia Phí, Ia Khươl, Ia Mơ Nông, Hòa Phú, thị trấn Phú Hòa, mỗi năm các hộ nông dân nơi đây thu hoạch khoảng 100 ha cho thu nhập lên đến hơn 10 tỷ đồng… Để tiếp tục đầu tư các chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân địa phương, thời gian tới UBND huyện Chư Pah sẽ đầu tư gần 2,5 tỷ đồng hỗ trợ giống và kỹ thuật chăm sóc cây bời lời cho nhân dân để mở rộng diện tích lên hơn 2.000 ha giai đoạn từ nay đến năm 2015. Đồng thời huyện cũng triển khai làm các thủ tục cần thiết để đề nghị với Sở Khoa học và Công nghệ công nhận thương hiệu cho cây bời lời đỏ huyện Chư Pah, sánh ngang với thương hiệu của cây hồ tiêu ở Chư Sê.
Ông Nguyễn Ngọc Quang- Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah, cho biết: “Riêng về mặt chất lượng, chất nhựa và độ thơm của cây bời lời này rất tốt so với cây bời lời trồng ở các vùng khác. Chúng tôi cũng muốn làm một vườn ươm giống để cung cấp giống bời lời đỏ trên địa bàn và nhân rộng ra những địa bàn khác, hoặc là sẽ cung cấp cho dân để tăng được diện tích, vì hiện nay một số diện tích đất bạc màu nông dân vẫn trồng được cây bời lời đỏ. Đây lại là một trong những cây xóa nghèo cho người dân. Hiện nay, huyện đã có kế hoạch quy hoạch đất để cho dân trồng, mở rộng diện tích”.
Cây bời lời được dùng với rất nhiều mục đích: Vỏ bời lời, lá bời lời được bán cho các thương lái làm bột nhang, công nghệ keo..., gỗ bời lời được bán để dùng làm gỗ sợi ép, giàn giáo, guốc, vỏ bút chì và các đồ gia dụng... Nghĩa là sản phẩm từ cây bời lời khi chặt hạ không bỏ đi thứ gì từ lá đến thân gốc. Do vậy có thể nói, bời lời đỏ không chỉ đơn thuần là cây xóa đói giảm nghèo lý tưởng cho nông dân, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số, mà trong tương lai bời lời đỏ sẽ có thương hiệu và là cây làm giàu cho người dân ở huyện Chư Pah nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
Phạm Duy
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.