Nguồn tin: Khoa Học Đời Sống, 01/08/2011
Ngày cập nhật:
3/8/2011
Thời gian qua, giá các loại thực phẩm tăng chóng mặt từ 20 - 40%, có mặt hàng tăng đến 102%. Thế nhưng, tại những vùng trồng rau, người dân đang khóc dở mếu dở vì tăng giá.
Giá bán tại ruộng vẫn dậm chân
Chúng tôi có mặt tại xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) vùng chuyên canh sản xuất rau. Với trên 60ha diện tích trồng rau, nơi đây cung ứng một lượng rau khá lớn cho Hà Nội.
Dưới cái nắng như thiêu như đốt của mùa hè, mới sáng sớm nhưng trên các cánh đồng của xã chỉ còn lác đác vài người đang nhổ cỏ, tưới nước cho rau. Chị Nguyễn Thị Thu vừa nhổ cỏ trên luống rau của gia đình, vừa than vãn: "Làm rau không khác gì nuôi con mọn, phải chăm sóc, tỉ mỉ từng ly từng tý. Cả ngày phơi nắng ngoài đồng nhưng thu nhập chẳng là bao". Gia đình chị Thu làm 3 sào rau, chủ yếu là cải xanh và cải ngồng. Chị Thu bảo: “Nghe mọi người bảo bên nội thành Hà Nội giá cả rau quả thực phẩm tăng nhiều lắm, có khi gấp đôi gấp ba ấy, nhưng bên này chúng tôi bán cho các thương lái tại ruộng giá vẫn dậm chân tại chỗ”.
Người dân khóc vì tăng giá.
Chị Thu cho hay giá rau cải chị bán cho các lái buôn là 12.000 đ/kg, cũng có nhích hơn so với mọi năm. Nhưng bù lại thì giá chi phí để sản xuất rau lại tăng gấp đôi những vụ trước. Theo tính toán của chị Thu thì với 3 sào rau, bình thường nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi thì 3 tháng thu hoạch một lần. Mỗi sào thu được khoảng 3 triệu đồng. Trong khi chi phí bỏ ra không phải là nhỏ. Mỗi một sào rau chị cũng phải đầu tư khoảng 2 triệu đồng tiền phân bón, túi nilon, mua tre về để làm lồng bảo vệ và chăm sóc rau. Đó là chưa tính công hàng ngày chị bỏ ra.
Chị Thu bảo: “Ở vùng sản xuất rau từ trước nay vẫn vậy, giá cả ở thị trường các chợ có thể tăng chứ ở đây chúng tôi cũng chỉ thấy nhúc nhích, giá cả tăng không đáng kể. Lãi lời nhất vẫn là thương lái, buôn gốc bán tận ngọn chứ chúng tôi chỉ lấy công làm lãi. Biết làm rau vất vả, thu nhập thấp nhưng đã là nghiệp phải làm thôi”.
Mướp và mồ hôi
Cầm thùng mướp ngọt trên tay, mồ hôi nhễ nhại bà Lê Thị Hoa than vãn: "Gần 1 sào mướp ngọt mà từ sáng đến giờ tôi đi hái mới chỉ được vài kg. Trồng loại mướp ngọt này khó lắm. Nắng quá thì hoa mướp không thụ phấn để đậu quả được. Mưa quá thì quả bị úng thối. Vậy là năm nay mất mùa! Chẳng biết lấy gì mà ăn!
Bà Hoa so sánh: Hiện giá mướp ngọt bà bán ra được 10.000 đ/kg, tăng được 1 nghìn đồng so với vụ trước, thì giá các mặt hàng thực phẩm khác đã tăng gấp nhiều lần. Mỗi buổi bà đi hái được 10 kg mướp, chưa nổi 1 kg thịt ba chỉ, hiện có giá là 120.000 đ/kg.
Dân buôn "liểng xiểng"
Không chỉ những người nông dân làm rau thua lỗ mà cánh thương lái cũng "liểng xiểng" vì giá cả biến động bất thường. Tại chợ đầu mối phía nam Hà Nội, các hoạt động buôn bán của cánh lái rau vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, đằng sau những xe hàng lớn là nỗi lo vì mất giá. Chị Nguyễn Thị Thu Hoài, một lái rau ở chợ đầu mối phía nam Hà Nội chẹp miệng nhấc từng mớ rau cho khách mà than vãn: Mấy hôm nay giá cả lên xuống thất thường quá, mới hôm qua chị còn bán được 14.000 đ/kg cải xanh vậy mà hôm nay bỗng nhiên giá giảm còn 10.000 đ/kg.
Do sự biến động thất thường đó mà công việc làm ăn của chị ngày cảng trở nên khó khăn hơn. Đó là chưa kể đến tiền công và chi phí đi lại. Từ chiều tối ngày hôm trước chị đã phải tất tưởi đi xe máy hàng chục cây số đến các hộ dân trồng rau ở huyện Thường Tín để mua hàng, đến khoảng 3 giờ sáng ngày hôm sau phải thồ hàng đến chợ để kịp bán hàng... Nếu tính cả tiền công và xăng xe thì như hôm nay chị chẳng lãi được gì.
Chị Hoài than vãn: "Nhiều hộ dân trồng rau ở Thường Tín cũng tự mang rau của mình ra chợ để bán, thành thử nhiều khi trầy trật mãi mới mua được hàng. Do của nhà họ làm ra nên họ đi bán với giá mềm hơn. Nếu mình bán cho người dân với giá cao, họ không mua còn bán bằng giá của họ thì... lỗ vốn. Tôi định sẽ nghỉ buôn rau vài ngày xem sao, chứ không đà này thì lỗ "chỏng vó"".
Anh Ngô Xuân Kiểu, một lái buôn ở chợ đầu mối phía nam Hà Nội cũng chia sẻ, đợt này giá cả đầu tư tăng nên người dân cũng tự ý nâng giá bán cho phù hợp, trong khi đó mấy hôm nay trời nắng, rau quả héo nhanh nên người tiêu dùng lại chê đòi hạ giá xuống thì mới mua, thành thử buôn toàn hòa vốn.
Xu thế chung
Để nhìn nhận một cách cụ thể về sự tăng giá các mặt hàng rau quả, chúng tôi đã khảo sát nhiều chợ nhỏ lẻ trên địa bàn Hà Nội. Hầu hết từ người mua cho đến người bán đều "kêu trời" về sự tăng giá đến chóng mặt.
Chị Trần Thị Cúc, một người chuyên bán lẻ các mặt hàng rau, củ, quả ở chợ Phùng Khoang, huyện Từ Liêm cho than rằng: "Do thương lái nâng giá bán nên chị cũng phải nâng giá bán lẻ để đảm bảo lợi nhuận. Hiện mỗi cân rau cải xanh có giá 13.000 đ/kg, rau muống 7.000 đ/kg, các mặt hàng khác tăng từ 1.000 - 2.000 đ tùy theo ngày". Với giá hiện nay so với tháng trước theo chị Cúc giá vẫn tăng lên khoảng 1.000 - 1.500 đ.
Ở một số chợ khác như Hà Đông, Khương Trung, Cầu Giấy... các thương lái cũng có chung hoàn cảnh giống như chị Cúc. Tuy nhiên, đó không phải là những đối tượng chịu thiệt thòi nhất.
Chúng tôi gặp chị Lê Thị Sao đang bán rau ở chợ Khương Trung, chị là một nông dân trồng rau ở huyện Đông Anh, do giá lên cao nên bị tư thương ép giá, chị đã chọn cách là trực tiếp chở rau của mình xuống chợ đầu mối để bán, bán ở đây chưa hết chị lại đi bán lẻ tại những chợ nhỏ hơn. Công việc này chị đã làm từ một tuần nay và mang lại chút thu nhập vì không phải thông qua thương lái. Tuy nhiên, chị Sao tỏ ra không lo ngại lắm với giá cả tăng giảm thất thường như hiện nay, vì nếu giá tăng thì chị cũng bán tăng lên, theo chị đó là xu thế chung nên "nước nổi thì bèo nổi".
"Giá rau xanh trong tháng 6 và tháng 7 tăng từ 20 - 40% so với đầu năm. Thời điểm hiện tại là vụ hè thu, vụ có diện tích gieo trồng ít nhất trong năm, thời tiết không thuận lợi... năng suất thấp nên nguồn cung không đáp ứng được cho thị trường. Hơn nữa, giá các nguyên liệu đầu vào tăng từ 20 - 40% như phân Urê tăng từ 7.000 đ/kg lên 10.000 đ/kg, phân Kali tăng từ 9.000 đ/kg lên 12.000 đ/kg. Ngoài ra, giá rau tăng còn bị tiểu thương thổi giá, trong khi rau nhập khẩu quý II giảm 10% so với quý I" - Ông Nguyễn Trí Ngọc (Cục trưởng Cục Trồng trọt).
"Đề nghị các địa phương kiểm tra lại các vùng rau, diện tích, chủng loại xem thực tế đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu. Đồng thời, chỉ đạo các biện pháp giảm tác động của mưa bão, thực hiện quy trình sản xuất đảm bảo an toàn, giám sát chất lượng rau, làm sao để hơn 90% rau sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn" - Ông Cao Đức Phát (Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Lợi Dương
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.