Nguồn tin: Người Lao Động, 23/10/2011
Ngày cập nhật:
27/10/2011
Bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia nên nông dân 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp phải ngậm ngùi nhìn thành quả lao động chìm trong biển nước.
Không lường trước lũ lớn là nguyên nhân khiến hàng chục ngàn căn nhà bị ngập, hàng ngàn hecta lúa mất trắng, hàng ngàn học sinh không thể đến trường, con số thiệt hại về người cũng tăng dần theo thời gian ở khu vực ĐBSCL.
Kỳ vọng bất thành
Trước vụ thu đông (vụ 3) năm nay, giá lúa khu vực ĐBSCL ở mức khá cao. Nông dân 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp hy vọng sẽ có một mùa bội thu vì được mùa, trúng giá.
Tại một số vùng xuống giống sớm, nông dân thu hoạch xong bán lúa khô với giá 7.200 đồng/kg - 7.500 đồng/kg. Theo tính toán của nông dân, với giá lúa này, trừ hết chi phí thì cầm chắc có lãi từ 20 triệu đồng đến 24 triệu đồng/ha. Vì vậy, ngay từ đầu vụ, bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia, nhà khoa học…, hàng ngàn hecta lúa ngoài vùng quy hoạch hoặc có đê bao nhưng chưa chắc chắn đã tự phát mọc lên theo kiểu “5 ăn, 5 thua” với lũ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hàng ngàn hộ dân ở 2 tỉnh trên phải ngậm ngùi nhìn thành quả lao động của mình bị dìm sâu trong biển nước. Con số hơn 7.000 ha lúa mất trắng tuy không đáng là bao so với tổng diện tích hơn 600.000 ha của cả vùng nhưng đối với dân nghèo, cứ một vụ mùa thất thu là chồng chất khó khăn mà đến vài ba năm sau vẫn chưa thể trả hết nợ.
Nông dân tỉnh Đồng Tháp là những người gánh chịu thiệt hại đầu tiên sau vụ vỡ đê vào rạng sáng 23-9 tại xã Tân Hội, thị xã Hồng Ngự, nhấn chìm hơn 200 ha lúa. Bây giờ, mỗi khi nhìn ra cánh đồng lúa nằm sâu dưới nước lũ, ông Lê Văn Hiền vẫn còn ứa nước mắt. Bao nhiêu tiền bạc và hy vọng đều đổ dồn vào 8 công ruộng đang chờ ngày thu hoạch nên khi nghe tin vỡ đê, gia đình ông rụng rời cả chân tay. “Mấy ngày liền, vợ chồng tôi đâu ăn uống gì được vì lúa mất trắng hết rồi. Mùa sau, không biết lấy vốn liếng đâu mà làm tiếp?” - ông Hiền rầu rĩ.
Khốn khổ hơn có lẽ là trường hợp của ông Trần Văn Huệ ở xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng - Đồng Tháp. Không lâu sau khi mất trắng 52 công lúa tại ấp Chiến Thắng (kênh Cả Mũi), ngày 2-10, gia đình ông Huệ tiếp tục nhận hung tin toàn bộ 3 công lúa cuối cùng dành để lấy giống và ăn tại ấp Thi Sơn (kênh Bắc Viện) cũng bị nước lũ nhấn chìm. “Hết sạch rồi! Nợ cũ trả chưa xong, nợ mới lại tới. Nếu không được Nhà nước hỗ trợ thì chắc tụi tôi bỏ xứ mà đi” – ông Huệ than thở.
Không chịu nổi lũ lớn
Trong khi đó, nhiều địa phương đã chi ra hàng tỉ đồng để xây dựng những tuyến đê bao chắc chắn nhưng vẫn bị vỡ tung trước áp lực của nước lũ. Đơn cử, vụ vỡ đê ngày 3-10 trên tuyến kênh Cà Vàng (xã Thông Bình, huyện Tân Hồng) đã khiến hơn 800 ha lúa bị mất trắng.
Ông Nguyễn Chi Lăng, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng, không thể ngờ đê bao kiên cố này lại bị nước lũ đánh sập. “Đê được bảo vệ bằng một vách tường khá kiên cố dài đến 7 km với tổng kinh phí lên đến 4 tỉ đồng nhưng rồi cũng đành bất lực trước sức mạnh của nước lũ” - ông Lăng lo lắng. Theo ông Lăng, tổng thiệt hại về lúa, tường và đê bị vỡ tròm trèm 14 tỉ đồng.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, hàng loạt vụ vỡ đê liên tiếp xảy ra khiến hơn 4.000 ha lúa mất trắng. Mặc dù hiện tại nước lũ đầu nguồn tạm thời lên chậm nhưng các ngành chức năng và người dân không dám lơ là. Tuy nhiên, trong lúc mọi người nỗ lực gia cố một đoạn đê dài hơn 30 m ở khu vực kênh 10 (xã Vĩnh Châu, thị xã Châu Đốc) thì sáng 14-10, đoạn đê này cũng không chịu nổi áp lực nước nên 250 ha lúa của nông dân đã chìm dần…
THỐT NỐT - CA LINH
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.