Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 31/10/2011
Ngày cập nhật:
1/11/2011
Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Lâm Đồng và TPHCM vừa ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau, quả an toàn giữa 2 địa phương. Trong 12 tỉnh, thành cung ứng rau củ quả cho TPHCM, Lâm Đồng là tỉnh cung cấp nguồn rau củ quả lớn nhất, chiếm khoảng 50% sản lượng.
Quản lý từ cánh đồng thay vì từ chợ
Theo Sở NN-PTNT TPHCM, mỗi năm TP tiêu thụ khoảng 750.000 tấn rau củ quả các loại. Khu vực ngoại thành TP chỉ cung cấp được khoảng 250.000 – 285.000 tấn, còn lại là nguồn cung từ các tỉnh. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng cung cấp phần lớn, khoảng 448.000 tấn, kế đến là Tiền Giang 52.000 tấn, Long An 16.000 tấn, Tây Ninh 4.600 tấn, còn lại là từ Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hà Nội…
Hiện nay, hàng đêm, tại các chợ đầu mối như Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức đều có cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) TP đóng chốt kiểm tra mẫu rau quả từ các nơi đưa về, kiểm tra dư lượng thuốc BVTV thuộc 3 nhóm có nguy cơ ngộ độc cấp tính và mãn tính cao là nhóm lân, nhóm họ cúc và nhóm Carbamate.
Lãnh đạo Chi cục BVTV TP cho biết, trong 9 tháng qua, đơn vị đã kiểm tra nhanh 6.634 mẫu rau quả các loại, phát hiện 18 mẫu có dư lượng thuốc BVTV, trong đó 2 mẫu vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, cũng theo Chi cục BVTV, lấy mẫu kiểm tra tại chợ đầu mối chỉ là kiểm tra tại ngọn, phần gốc không kiểm tra nên tác dụng không cao. Đó là chưa nói đến việc lấy mẫu và số mẫu kiểm tra không nhiều nên cũng chưa thật sự yên tâm về chất lượng nhiều loại rau quả từ các nơi đưa về TP.
Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM Lê Thanh Liêm (thứ hai từ trái sang) xem cây giống cà chua đang trồng ở Đức Trọng (Lâm Đồng)
Theo ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM, việc TPHCM và Lâm Đồng ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau quả an toàn có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từng bước thực hiện chuỗi nông sản an toàn mà Thủ tướng Chính phủ chọn TPHCM làm thí điểm. Với liên kết này, Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng sẽ theo dõi quá trình tổ chức sản xuất của bà con nông dân ngay tại đồng ruộng; tư vấn về cách sử dụng thuốc sao cho an toàn và đảm bảo thời gian cách ly. Đồng thời lấy mẫu kiểm tra ngay tại chỗ trước khi vận chuyển về TPHCM. Làm được điều này có nhiều cái lợi.
Trước hết sẽ xác nhận rõ nguồn gốc xuất xứ thay cho cách tự khai mà thương lái áp dụng trước đây khi đưa hàng về TP vì độ chính xác không cao. Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng ở tại chỗ, nắm rõ các loại thuốc mà bà con nông dân thường sử dụng nên kiểm tra sẽ chính xác hơn. Khi có dịch bệnh gây hại rau quả, bên cạnh việc tư vấn, Chi vục BVTV tỉnh Lâm Đồng sẽ tập trung tầm soát hiệu quả hơn so với cách kiểm tra nhanh tại ngọn ở TPHCM. Nhờ kiểm tra tại đồng ruộng, người dân trồng rau quả sẽ nâng cao trách nhiệm khi sử dụng thuốc và đảm bảo thời gian cách ly khi phun xịt.
Do kiểm soát tại chỗ, nếu phát hiện vi phạm (sử dụng thuốc cấm, còn dư lượng thuốc vượt ngưỡng…) sẽ bị cấm tiêu thụ sản phẩm nên người trồng rau sẽ chấp hành tốt hơn so với việc bán xong, đưa rau quả về chợ đầu mối, nếu phát hiện không thể xử lý được.
Chuỗi nông sản thực phẩm an toàn
Điều đáng nói ở đây, việc liên kết còn có sự tham gia của các chợ đầu mối tại TPHCM. Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) đã ký hợp đồng nguyên tắc với 2 đơn vị sản xuất kinh doanh rau của tỉnh Lâm Đồng về cung ứng, tiêu thụ. Hợp đồng nguyên tắc cũng đã được ký giữa giám đốc 3 chợ đầu mối TPHCM với 6 đơn vị sản xuất kinh doanh rau tại Lâm Đồng.
Theo bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, việc liên kết này là cách để có nguồn hàng rau quả an toàn ổn định. 10 năm qua, sản lượng tiêu thụ rau quả an toàn của hệ thống siêu thị Co.opMart tăng khoảng 70 lần. Điều này cho thấy ý thức và nhu cầu rau quả an toàn của người tiêu dùng tăng lên rất mạnh. Ngoài 3 nhà cung ứng đã được lựa chọn, Saigon Co.op sẽ tìm thêm nhà cung cấp khác tại Lâm Đồng.
Ông Hồ Phước Hải, Giám đốc Công ty Quản lý kinh doanh và phát triển chợ đầu mối Bình Điền cho biết, 3 chợ đầu mối TPHCM cung cấp khoảng 80% nhu cầu rau quả TP. Việc ký kết này, với quy trình kiểm soát từ gốc, sẽ đảm bảo tính an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua đó nâng cao uy tín và thương hiệu các chợ đầu mối.
Theo ông Nguyễn Văn Đức Tiến, Chi cục trưởng Chi cục BVTV TPHCM, trước mắt, 2 địa phương sẽ chọn 3 mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất là cà rốt (72.000 tấn/năm), cà chua (98.000 tấn/năm) và cải bắp (93.000 tấn/năm) để kiểm tra từ gốc và dần dần hình thành chuỗi thực phẩm an toàn, sau đó sẽ mở rộng ra 24 chủng loại mà Lâm Đồng cung cấp cho TPHCM.
Ngay trong năm nay, Sở NN-PTNT TPHCM sẽ tiếp tục ký kết hợp tác với những tỉnh có sản lượng rau quả cung cấp lớn cho TP là Tiền Giang, Long An và Tây Ninh. Sau đó sẽ xem xét để ký tiếp với những tỉnh có rau quả cung cấp với lượng thấp hơn.
CÔNG PHIÊN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.