Nguồn tin: NTNN, 4/10/2006
Ngày cập nhật:
8/10/2006
Anh Nguyễn Thái Bình ở ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) đến thành công trong nhân giống heo rừng. Từ một con đực và năm con nái lúc đầu, nay trại của anh đã có 2 con heo rừng nái bắt đầu đẻ, mỗi lứa được 7-8 con, khỏe mạnh, phát triển tốt.
Bắt đầu nuôi heo rừng từ năm 2005, ban đầu, anh gặp khó khăn về khâu thuần hóa, cho chúng ăn rất khó, và đặc biệt là không chủ động được nguồn giống, do khu vực ven TP Hồ Chí Minh không có rừng nên không thể áp dụng thả con cái vào rừng để giao phối với lợn rừng đực ngoài thiên nhiên.
Vì vậy anh Bình đã mạnh dạn sang tận Thái-lan để tìm hiểu, học hỏi và mua giống heo rừng của Thái (giống bố mẹ đã thuần hóa) về nuôi sinh sản.
Anh Bình cho biết, nuôi heo rừng rất dễ, chi phí thức ăn thấp, không tốn tiền thuốc vì heo rất ít bị bệnh. Nguồn thức ăn cho heo rừng rất dễ kiếm, có thể tận dụng hay mua giá rẻ các loại rau, củ, quả ở chợ, hoặc cắt cỏ cho chúng ăn...
Món ăn khoái khẩu của heo rừng Thái-lan là củ mì (sắn), khoai lang, bắp, đu đủ... chỉ cần vất cho chúng ăn mà không cần rửa. Làm chuồng nuôi heo rừng cũng rất đơn giản, diện tích càng rộng càng tốt, xung quanh có rào lưới B40, bên trong có thể trồng cây ăn trái như: mít, xoan, tre nứa, cây lấy gỗ vừa tạo bóng mát, vừa tạo môi trường tự nhiên và cũng là để hỗ trợ nguồn thức ăn.
Theo anh Bình, do đặc tính của heo rừng là thích cọ xát mạnh vào thân cây, húc, đào bới, nên đặc điểm, hình dạng cũng khác với heo nhà: mõm dài hơn, da dày, con đực có răng nanh dài. Vì là gốc động vật hoang dã nên heo rừng rất khoẻ, ít bệnh tật, sức chịu đựng cao. Vì vậy người nuôi sẽ giảm được chi phí về thuốc thú y, tăng thêm lợi nhuận.
Nếu nuôi heo nái đẻ cần có những chuồng quây gỗ và có mái che để bảo đảm môi trường nuôi và sức khỏe cho heo mẹ và heo con. Quy trình sinh sản của heo rừng Thái-lan cũng giống như heo nhà. Khi heo nái động dục có biểu hiện kém ăn, phá chuồng, cọ xát. Lúc này, hãy cho heo rừng giao phối. Từ lúc giao phối cho tới heo đẻ là 115 ngày.
Lưu ý, trước khi heo đẻ khoảng một tháng, cần cho heo mẹ ăn thêm cám hỗn hợp như HIGRO, VINA9, bổ sung thêm vitamin A, D, E.
Khi heo mẹ đẻ xong cho ăn thêm rau lang để tăng thêm nguồn sữa. Heo con mới đẻ ra có sọc vằn, khoảng 10- 15 phút sau đã biết tìm vú mẹ để bú. Khoảng hai tháng, heo con đã tự ăn và có thể cho xuất chuồng.
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.