Nguồn tin: Lao Động, 12/05/2012
Ngày cập nhật:
14/5/2012
“Tôi khẳng định, cải thảo Đà Lạt vẫn đang nằm trong vùng an toàn, không có chất formaldehyde phun tưới hoặc sử dụng trong khâu làm đất trước khi trồng” - ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc Sở NNPTNT Lâm Đồng - ngày 11.5 quả quyết!
Cải thảo Đà Lạt vẫn được mua bán bình thường tại các chợ Đà Lạt (ảnh chụp ngày 11.5 tại chợ ngã tư Phan Chu Trinh, Đà Lạt).
Mỗi vụ, Đà Lạt và các vùng rau phụ cận như Đơn Dương, Đức Trọng... trồng đến 500 ha cải thảo, mỗi năm cả tỉnh Lâm Đồng có đến 1.500 - 1.600 ha rau cải thảo. Theo ông Lại Thế Hưng, mỗi tháng, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng lấy khoảng 150 mẫu rau để kiểm định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết quả trong hai năm gần đây cho thấy, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây rau Đà Lạt - Lâm Đồng chỉ còn không đến 2%. Thậm chí, cả trong số sản phẩm ra vẫn còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở mức không an toàn, cơ quan chức năng cũng chưa hề phát hiện chất formaldehyde.
Ông Hưng nói: “Tất nhiên, để kiểm tra chỉ tiêu formaldehyde có trong cải thảo, cơ quan chức năng cần phải tiến hành rất nhiều khâu. Hôm 10/5, tôi đã nhận được điện thoại của ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - trao đổi về việc kiểm tra chất formaldehyde trong cải thảo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Cơ quan chúng tôi sẽ tiến hành việc này trong một ngày gần đây nhất. Song, theo ý kiến cá nhân tôi, tuy sản phẩm rau Trung Quốc có thâm nhập thị trường Lâm Đồng (như khoai tây được nhập về rồi “làm áo” để biến thành khoai tây Đà Lạt) nhưng riêng về cải thảo thì không hề có chuyện sản phẩm của Trung Quốc trộn lẫn với sản phẩm Đà Lạt”.
Ngày 11.5, chúng tôi đã có cuộc khảo sát tại một số nhà vườn của phường 8 (Đà Lạt) - một trong những vùng rau trồng nhiều cải thảo và một số chợ trên địa bàn Đà Lạt, nhận thấy: Hầu như nhà vườn ở đây không ai biết đến chất formaldehyde để làm tươi rau, nhất là cải thảo và ở hầu hết các chợ, việc mua bán, trao đổi loại hàng hóa này vẫn diễn ra bình thường.
“Trên địa bàn Lâm Đồng - địa phương có Đà Lạt nổi tiếng là vựa rau của cả nước - qua lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra từ trước đến nay, cơ quan chức năng chưa bao giờ thấy xuất hiện rau cải thảo có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc; đồng thời, với người dân xứ lạnh Đà Lạt, việc dùng formaldehyde để giữ cho rau được tươi là việc làm hầu như không hề xuất hiện trong suy nghĩ của nhà vườn. Tôi khẳng định, cho đến lúc này, cải thảo Đà Lạt vẫn an toàn!” - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng - ông Lại Thế Hưng phát biểu.
Khắc Dũng
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.