Nguồn tin: Báo Hải Dương, 03/07/2012
Ngày cập nhật:
4/7/2012
Áp dụng kỹ thuật này giúp bà con nông dân giảm 40 - 50% lượng thóc giống, 20 - 25% phân đạm, năng suất bình quân tăng 9 - 15%...
Nông dân xã An Bình thu hoạch lúa gieo cấy trong dự án
Dự án “Canh tác lúa giảm thiểu phát thải khí hiệu ứng nhà kính” do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp (Casrad) - Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã được triển khai tại thôn Đào Xá, xã An Bình (Nam Sách – Hải Dương) từ vụ chiêm xuân năm 2011. Tham gia dự án ban đầu có 5 hộ, với diện tích gieo cấy là 3.120 m2. Đến nay đã mở rộng ra 82 hộ với diện tích 46.328 m2. Đây là dự án trình diễn kỹ thuật canh tác lúa tổng hợp được tài trợ bởi Viện Chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) để góp phần làm giảm thiểu phát thải khí nhà kính liên quan đến những kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp.
Bà Lưu Thị Huyền, Trưởng nhóm tham gia dự án ở thôn Đào Xá, xã An Bình cho biết: "Vụ chiêm xuân năm nay, gia đình tôi tham gia dự án cấy lúa 1,5 sào lai DH 18 của Công ty CP Thái Bình. Lúa không bị rầy nâu, rầy lưng trắng, sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất đạt trên 3 tạ/sào". Theo bà Huyền, trước khi chưa tham gia dự án, gia đình bà sản xuất theo phương thức truyền thống, đầu tư cho 1 sào lúa như sau: 2 kg thóc giống, mật độ cấy 45 - 50 khóm/m2; lượng phân bón: 300 kg phân chuồng, từ 9 - 11 kg đạm, từ 15 – 20 kg lân, 3 - 5 kg kali; phun thuốc sâu có thể lên đến 3 - 4 lần. Trong suốt thời gian sinh trưởng của lúa, lúc nào trong ruộng cũng giữ nước và lúa hay bị đổ khi xảy ra mưa bão. Song từ khi tham gia dự án, áp dụng các biện pháp canh tác theo quy trình của dự án đầu tư trên 1 sào/vụ chỉ còn: từ 0,8 – 1 kg thóc giống, mật độ cấy từ 25 - 30 khóm/m2, từ 100 - 150 kg phân hữu cơ, từ 5 - 6 kg đạm u-rê, 10 – 15 kg lân, từ 4 - 5 kg kali. Do bón đúng cách, đúng thời điểm nên dù lượng phân bón giảm nhưng hiệu quả vẫn cao, lúa không bị thừa đạm nên ít nhiễm sâu bệnh. Bệnh khô vằn hầu như không còn nữa, số lần phun thuốc sâu giảm từ 1 - 2 lần đối với từng giống lúa. Qua quá trình tham gia dự án, 100% các thành viên trong nhóm đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nhiều hộ nông dân trong thôn tự nguyện làm theo mô hình như mật độ cấy thưa; bón phân đúng cách, đúng liều lượng; phun thuốc trừ sâu đúng thời kỳ. Năng suất lúa trong mô hình tăng 18% so với canh tác theo cách truyền thống, sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết tốt hơn. Cái được lớn nhất của bà con nông dân là năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư giảm rõ rệt.
Phương thức gieo cấy tiên tiến, hợp lý là một trong những biện pháp giảm công lao động cho bà con hiệu quả. Giàn sạ hàng bằng máy kéo tay được dự án đưa vào thử nghiệm vụ chiêm xuân 2012 tại xã An Bình bước đầu đã cho hiệu quả rõ rệt: lượng thóc giống/sào nếu sử dụng máy kéo tay là 0,8 - 1 kg/sào, trong khi gieo vung theo truyền thống là 1,5 - 2 kg/sào; công tỉa sau gieo là 0,3 công/sào (gieo vung bằng tay là1 - 1,5 công/sào). Lợi ích tiếp theo là khi cây lúa vào thời kỳ chăm sóc sẽ giảm lượng phân bón 35- 40% so với cách làm truyền thống, sâu bệnh giảm, tăng khả năng chống đổ, giúp cây lúa thích nghi tốt trong điều kiện mưa bão. Đó cũng là mục tiêu của dự án đề ra.
Theo anh Vũ Nhật Cảnh, chuyên viên chính phụ trách dự án, việc áp dụng kỹ thuật “Canh tác lúa giảm thiểu phát thải khí nhà kính” đã giúp bà con nông dân giảm 40 - 50% lượng thóc giống, 20 - 25% phân đạm, 30% nhu cầu nước tưới; năng suất bình quân tăng 9 - 15% (khoảng 600 kg thóc/ha/vụ). Ngoài ra, dự án còn tác động tích cực, hiệu quả đến việc bảo vệ môi trường.
Sau 2 năm thực hiện dự án tại xã An Bình, bà con nông dân đã áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác mới mong muốn các vụ tiếp theo diện tích canh tác theo phương pháp quy trình kỹ thuật này được mở rộng.
NGUYỄN THỊ THUẬN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.