Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 23/09/2012
Ngày cập nhật:
24/9/2012
Lâu nay, khi nói đến cây ba kích (một loại dược liệu quý, có tác dụng bổ trí não, trợ dương, mạnh gân cốt), người ta thường nhắc nhiều đến rừng Ba Chẽ, Tiên Yên v.v... Thế nhưng, từ một năm nay, xã Đài Xuyên (huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) đã đưa cây ba kích vào trồng thử nghiệm. Kết quả cho thấy loại dược liệu quý này hoàn toàn phù hợp thổ nhưỡng ở vùng đất này...
Khi có nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới, tháng 8 năm 2011, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Đồn phối hợp với Hội Nông dân huyện và Hội Nông dân xã Đài Xuyên đã đưa cây ba kích vào trồng thử nghiệm tại Đài Xuyên. Ban đầu, mô hình được triển khai tại 12 hộ gia đình trong xã với 14 nghìn cây.
Theo ông Phạm Văn Cổn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đài Xuyên, cây ba kích là loại cây trồng mới, đòi hỏi phải tuân thủ quy trình trồng và chăm sóc nghiêm ngặt mới đảm bảo phát triển tốt. Vì vậy, để áp dụng mô hình này, khâu tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc đã được phổ biến ngay tới bà con. Và đến nay, sau gần một năm đưa vào trồng, qua kiểm tra thực tế, các cán bộ khuyến nông đã khẳng định cây ba kích được trồng ở Đài Xuyên phát triển rất tốt, mô hình này cần tiếp tục được nhân rộng…
Ông Vũ Văn Cường (ở thôn 2, xã Đài Xuyên), đang chăm sóc vườn ba kích của gia đình.
Gia đình ông Vũ Văn Cường (ở thôn 2, xã Đài Xuyên) là một trong những hộ được chọn trồng thử nghiệm loại cây này. Vườn nhà ông trước chuyên trồng rau màu và cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp. Nay khu vườn này trồng 700 cây ba kích và cây nào cũng tươi tốt. Ông Cường cho biết để được như vậy, vấn đề quan trọng nhất là phải tuân thủ thật đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông; cụ thể, phải có giàn trồng, cây cách cây 80 phân, luống cách luống 1m. Mỗi hốc cây đầu tư 3 đến 4 cân phân chuồng đã oai mục và 1 lạng phân lân. Hai loại phân này đem ủ một tháng trước khi trồng, và phải trộn đất kín phân, không được để rễ cây tiếp xúc trực tiếp sẽ bị nhiễm mặn, không phát triển tốt… “ - Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nên đến nay sau gần một năm, qua kiểm tra thấy cây ít nhất cũng cho 3 củ, nhiều cây có đến 9 củ, củ nhỏ nhất cũng dài từ 15 - 30 phân…” - Ông Cường phấn khởi nói.
Không chỉ ông Vũ Văn Cường mà hầu hết các hộ gia đình ở Đài Xuyên tham gia vào mô hình trồng cây ba kích khi chúng tôi đến thăm đều cho biết, trồng cây ba kích cần nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và chăm sóc. Ông Trần Văn Hởi (thôn 2, xã Đài Xuyên) đã không giấu nổi niềm vui khi giới thiệu về mảnh đồi gồm hơn 2.000 cây ba kích của gia đình. Ông bộc bạch: “Từ khi được hỗ trợ nguồn giống, đến nay, sau gần một năm đưa hơn 2 nghìn cây ba kích vào trồng, tôi thấy giống cây này rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở đây. Tôi nghĩ, chắc chắn cây này sẽ chính là cây xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân chúng tôi. Bởi loại cây này trồng 4 năm mới cho thu hoạch, nhưng mới trồng gần một năm cây đã cho củ, dấu hiệu phát triển tốt. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng phát triển tốt, người trồng cây phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật. Đặc điểm của cây này ưa mát, nên phải làm giàn và trồng ở nơi cao ráo, không ngập úng. Loại phân đưa vào trồng phải ủ mục, tuyệt đối không trồng phân tươi vì phân tươi có nhiều vi sinh vật, sẽ ăn hết rễ của cây”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Cổn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đài Xuyên, nói: “Qua kiểm tra thực tế các hộ gia đình trồng cây ba kích trong xã, chúng tôi thấy mô hình này rất phù hợp, cần tiếp tục được nhân rộng!”. Ông Cổn cũng cho biết, Hội Nông dân tỉnh đã đồng ý tiếp tục đầu tư cho vay quỹ hỗ trợ nông dân là 300 triệu đồng để tiếp tục nhân rộng mô hình trồng ba kích cho bà con.
Được biết, trong thời gian tới, ngoài việc phát triển thêm diện tích cây ba kích ở Đài Xuyên, Hội Nông dân huyện Vân Đồn sẽ tiếp tục phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hoàn thiện khảo sát, triển khai mở rộng đề án bảo tồn và phát triển cây ba kích năm 2012 cho cả 2 xã Đoàn Kết và Vạn Yên. Điều này sẽ mở ra hướng phát triển sản xuất mới cho người dân địa phương.
Thu Hương
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.