Nguồn tin: Thương Mại Thuỷ Sản, 29/09/2012
Ngày cập nhật:
1/10/2012
“Dùng bùn đáy ao cá tra để trồng một số cây nông nghiệp như lúa, bắp, nhãn, … không những có thể nâng cao cao trình đất, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí ph ân bón, mà còn góp phần hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với môi trường”- đó là những chia sẻ rất đỗi chân tình của hầu hết nông dân vùng ĐBSCL đã sử dụng bùn từ đáy ao nuôi cá tra để bón cho cây trồng của họ.
Bùn đáy ao không còn là “đồ bỏ”
Nghề nuôi cá tra đã có từ lâu ở ĐBSCL, nhưng nó mới trở thành một ngành sản xuất quan trọng từ năm 2000 trở lại đây, với mức tăng trưởng khoảng 15 – 20% mỗi năm, sản phẩm được XK sang hơn 100 quốc gia trên thế giới. Sản lượng cá tra đã tăng từ 265.000 tấn năm 2004 lên đến hơn 1,3 triệu tấn vào năm 2011.
Việc nuôi cá tra mang lại cho người dân rất nhiều lợi ích, cho nền kinh tế đất nước nhiều tỷ đôla; song, nó cũng đưa vào môi trường một lượng chất thải không hề nhỏ, trong đó phần lớn là bùn đáy ao. Theo nghiên cứu của Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ, bùn đáy ao hình thành từ nhiều nguồn: thức ăn cho cá dư thừa; phân và chất bài tiết từ cá; thuốc, hóa chất; chất lơ lửng; đất xói mòn, … Ước tính để sản xuất 1,5 triệu tấn cá nguyên liệu, sẽ có 8 – 9 triệu tấn bùn đáy ao thải ra môi trường.
Theo anh Trần Văn Lắm, Trưởng trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, nhiều công ty và nhất là người nuôi quy mô nhỏ, không đủ điều kiện xây dựng ao chứa bùn thải ở vùng nuôi. Từ các ao nuôi, phần lớn bùn đáy chưa qua xử lý sẽ thải trực tiếp ra sông. Chính lượng bùn này cùng với nước thải là những tác nhân làm suy giảm chất lượng nước sông. Hơn nữa, trong bùn đáy chứa nhiều khí độc (NH3, H2S, CH4, …) làm giảm oxy trong nước, giảm chất lượng môi trường nuôi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.
Theo nghiên cứu của Dự án Nuôi trồng Thủy sản Bền vững theo Tiêu chuẩn Thương mại (SEAT), hiện nay có nhiều phương pháp xử lý bùn đáy ao nuôi cá tra, như bơm đến ao chứa, bơm đến vườn, bơm đến nơi cấp/thoát nước, bơm đến ruộng lúa/mương vườn, … Trong đó, hai cách đầu tiên được khoảng 33 – 45% người nuôi áp dụng.
Tuy bùn đáy ao nuôi cá tra có nhiều mặt tiêu cực, song nó cũng chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng rất tốt cho sự tăng trưởng của cây trồng. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên sử dụng bùn đáy ao cá tra làm nguồn phân bón hữu cơ cho hoa màu, cây ăn quả, góp phần tăng năng suất cây trồng, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường.
Trong vài năm gần đây, nhờ tận dụng bùn thải, năng suất cây trồng của nhiều nông dân khu vực ĐBSCL tăng đáng kể. Theo nhiều hộ dân, bùn đáy ao giờ “rất hiếm”, đôi khi không đủ để bơm cho rẫy hoặc vườn cây ăn trái của họ, vì nhiều người cần nhưng bùn lại ít.
Năng suất và lợi nhuận tăng bất ngờ
Anh Lắm cho biết, huyện Thanh Bình là nơi có truyền thống làm rẫy lâu năm. Trong những năm gần đây, từ khi được khuyến cáo sử dụng bùn đáy ao nuôi, năng suất và lợi nhuận từ lúa, cây ăn trái và hoa màu tăng rõ rệt, người dân nơi đây rất phấn khởi.
Anh Trần Sol Ri ở ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, cho biết, gia đình có 10 ha đất trồng bắp cách ao nuôi cá tra của công ty Tô Châu một bờ đất (khoảng 20 cm). Sau mỗi vụ nuôi, ao nuôi này phải nạo vét bùn lắng tụ dưới đáy ao để cải tạo chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Anh Ri xin bùn này để bón cho 5 ha bắp. Sau 2,5 – 3 tháng, đến thời gian thu hoạch, so sánh với 5 ha còn lại không bón bùn, khu vực bắp có bón bùn đáy ao đạt năng suất 1,3 tấn. Với giá bắp khoảng 5.800 đồng/kg, lợi nhuận anh Ri đạt được tăng khoảng 600.000 đồng/ha so với trước đây. Ngoài ra, do có sử dụng bùn đáy ao, anh Ri còn giảm được 15% lượng phân hóa học bón cho bắp, tiết kiệm được từ 700.000 đến 720.000 đồng/ha tiền phân bón.
“Chỉ thử dùng bùn đáy ao cho bắp ở vụ đầu mà hiệu quả mang lại cao như thế, tôi thật không tin nổi. Vì vậy, những vụ sau đó, tôi vẫn tiếp tục sử dụng loại bùn này để bón cho rẫy bắp để kiểm chứng. Đến nay được 3 năm, tôi thật sự bị thuyết phục vì năm nào rẫy bắp cũng đạt năng suất và lợi nhuận cao như vậy” - anh Ri vui vẻ nói.
Ngoài anh Ri, nhiều nông dân gần đó cũng sử dụng bùn cho rẫy ớt, chanh hoặc hành của họ. Đơn cử là chú Út Khi ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, có 3 ha ớt canh tác từ năm 1975. Những năm trước, rẫy ớt của gia đình không sử dụng bùn, năng suất chỉ khoảng 2,3 – 3,0 tấn/1000 m2. Từ năm 2008 – 2009 đến nay, thấy nhiều hộ dân xung quanh sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra đạt hiệu quả cao, chú Út cũng mạnh dạn bơm bùn từ ao nuôi cá của công ty Vĩnh Hoàn cho rẫy ớt của mình. Sau vài tháng trồng, năng suất thu hoạch ớt cao hơn hẳn, đạt 4 tấn/1000 m2, tăng gấp 1,5 lần so với khi chỉ dùng phân hóa học, lợi nhuận tăng 15 - 20 triệu đồng/ha.
“Mọi người trong gia đình đều bất ngờ. Chỉ tốn khoảng 350 - 500 nghìn đồng/lần hỗ trợ tiền dầu để bơm bùn từ ao qua rẫy ớt nhưng hiệu quả đạt được không nhỏ chút nào, giảm tiền bón phân mà năng suất tăng” - chú Út hớn hở kể.
Thêm nhiều cái lợi khác
Cao trình đất được nâng lên
Kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ yếu là nông nghiệp. Đây là vựa lúa lớn nhất nước, song hằng năm lũ sông Mêkông tràn về gây ngập lụt gần 2,0 triệu ha, kéo dài 4 – 6 tháng, ngập sâu 0,5 – 4,0 m, không những gây trở ngại đối với sản xuất mà còn thiệt hại lớn về người và tài sản. Dùng bùn đáy ao bón cho cây ăn trái, hoa màu góp phần nâng cao cao trình đất giúp đối phó với lũ dễ dàng hơn.
Theo anh Ri, từ khi bơm bùn cho rẫy bắp đến nay, độ cao của đất trồng và đê bảo vệ rẫy tăng lên khoảng 15 – 20 cm, tránh được nước dâng mỗi khi mùa lũ kéo đến. Đồng ý kiến với anh Ri, chú Út Khi cho biết, lớp đất trồng ớt của gia đình chú cũng được nâng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, bùn làm cho đất trồng tơi xốp và rễ cây ăn sâu vào đất hơn, cây cứng cáp không bị ngã đổ do gió mưa, nhất là khi trên cây có nhiều quả và gần đến thời gian thu hoạch, anh Lắm giải thích thêm.
Môi trường được khôi phục
Trong mấy năm trở lại đây, theo khảo sát của các cơ quan môi trường một số tỉnh vùng ĐBSCL, tình trạng thải bùn đáy ao ra môi trường giảm đáng kể ở một số khu vực có dùng bùn để bón cho ruộng lúa hoặc rẫy hoa màu hay mương vườn. Từ đó, môi trường nước và chất lượng nước sông, kênh rạch được cải thiện và khôi phục dần.
Việc đáp ứng những yêu cầu liên quan đến xử lý chất thải đáy ao trong các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế như ASC, GlobalGAP, BAP, … cũng ngày càng dễ hơn.
Một số hạn chế nhất định
“Tôi chỉ bơm bùn được 5 ha đất trong số 10ha bắp vì 5 ha đất còn lại nằm ở khá xa ao nuôi cá, muốn bơm tới thì ống bơm phải dài và lượng dầu cho máy bơm phải nhiều gấp 2 – 3 lần, như vậy chi phí trồng bắp nâng lên nhiều, lợi nhuận giảm, thậm chí có thể lỗ. Do đó, chỉ những khu vực trồng bắp gần ao nuôi cá mới có cơ hội”- anh Ri bộc bạch.
“Do thấy hiệu quả mang lại từ bùn, nhiều người trồng rẫy cũng muốn dùng nhưng lượng bùn của ao nuôi cá xung quanh hạn chế, nhiều khi không có để bơm. Vì vậy, chỉ người nào nhanh chân xin trước mới có. Nếu rẫy bắp được bơm bùn mỗi năm thì tốt biết mấy” - anh nói thêm.
Thêm vào đó, khó khăn hiện nay là vấn đề “thời điểm gặp nhau phù hợp” giữa người nuôi cá và người trồng rẫy hay cây ăn trái. Nếu ao nuôi cá đến kỳ thu hoạch và phải cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi mới đúng vào lúc ruộng lúa hoặc cây hoa màu đang trong giai đoạn sinh trưởng hoặc sắp thu hoạch thì không thể bơm bùn sang được. Khi đó, các ao nuôi cá buộc phải xả nước thải và bùn vào ao chứa hoặc ra sông, tình trạng ô nhiễm lại tiếp diễn. Ngược lại, cũng có lúc người cần bùn bón cho vườn, rẫy thì ao cá đang trong giai đoạn nuôi, chưa đến thời gian bơm.
“Biết khó khăn như vậy nhưng những cơ quan chức năng như chúng tôi khó khuyến cáo cho hai đối tượng này “gặp nhau” được vì thời vụ sản xuất nông nghiệp của từng đối tượng, từng loại cây trồng hoặc vật nuôi chưa đồng bộ cùng nhau” - anh Lắm cho biết thêm.
Nhìn chung, việc sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra cho sản xuất nông nghiệp ngày càng được nhiều người dân ủng hộ, áp dụng do hiệu quả cả về năng suất lẫn lợi nhuận. nhưng cũng còn những hạn chế, bất cập. Do vậy các cơ quan quản lý và nghiên cứu cần có chủ trương, biện pháp quản lý phù hợp và nghiên cứu để việc xả thải bùn đáy ao nuôi cá tra hợp lý hơn, nhằm tránh tác động tiêu cực đối với môi trường, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tra nói riêng và ngành NTTS Việt Nam nói chung.
Trương Ngô Bích Ngọc
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.