Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 13/12/2012
Ngày cập nhật:
15/12/2012
Trở lại vùng gò đồi ở thị xã Hương Trà, các huyện Phong Điền, Phú Lộc và vùng cao Nam Đông (Thừa Thiên Huế) những ngày qua, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của người dân địa phương. Họ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ cao su.
Những thăng trầm
Từ năm 1993, cây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế theo dự án 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, với diện tích khoảng 2.000 ha. Một thời, người dân bỏ hoang, chặt phá vì thiếu vốn chăm sóc và chưa tin hiệu quả kinh tế của cây cao su mang lại. Đến năm 2001, diện tích cao su chỉ còn hơn 1.000 ha. Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ, cho người dân vay vốn ưu đãi để vực dậy cây cao su. Từ đó, kích thích, động viên bà con quay trở lại với việc trồng và chăm sóc cao su. Đến khoảng năm 2005, nhiều diện tích cho thu hoạch mở ra cơ hội phát triển kinh tế của người dân. Nhiều hộ thoát được nghèo, “phất” lên làm giàu nhờ cây cao su.
Khai thác mủ cao su ở Nam Đông
Cơn bão số 6 năm 2006 bất ngờ ập đến làm hơn 1.200 ha cao su bị đổ gãy. Riêng Nam Đông là địa phương bị nặng với gần 1.000 ha, trong đó khoảng 500 ha đã cho khai thác mủ. Thêm lần nữa tạo áp lực tâm lý và nghi ngờ về tính hiệu quả cây cao su. Sau bão, lãnh đạo huyện tổ chức nhiều cuộc họp bàn tìm giải pháp khôi phục cây cao su. Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ việc khôi phục, có ý kiến cho rằng nên chuyển đổi sang trồng các đối tượng khác. Nhưng lãnh đạo huyện Nam Đông vẫn quyết tâm khôi phục và phát triển cây cao su. Chỉ sau một năm, huyện khôi phục xong diện tích cao su bị đổ gãy. Nam Đông tiếp tục quy hoạch và phát triển diện tích cao su. Tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích cao su toàn huyện lên đến 3.538 ha.
Những năm qua, các huyện Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà cũng tập trung quy hoạch mở rộng diện tích cao su trên vùng đồi. Một thuận lợi là Nhà nước có chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn đầu tư trồng và chăm sóc cao su. Nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc và khai thác mủ được các ban ngành quan tâm tổ chức. Đầu tư đúng hướng, người dân các địa phương đã biến nhiều vùng đồi hoang, những vùng đất trồng cây kém hiệu quả trở thành vườn cao su xanh tốt. Tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh nay đạt trên 9.000 ngàn ha, trong đó khoảng 4.873 ha đang trong thời kỳ khai thác mủ, doanh thu bình quân mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.
Làm giàu
Trải qua bao thăng trầm, giờ đây trồng cao su không chỉ xoá đói giảm nghèo, mà còn trở thành cây làm giàu đối với người dân. Ông Nguyễn Văn Chúc ở thôn Bình Dương, xã Hương Bình (thị xã Hương Trà) cho biết, gia đình ông lên định cư sinh sống ở đây hơn 30 năm nay, nhưng mới thoát được nghèo vươn lên khá chỉ vài năm nay nhờ trồng cao su. Gia đình ông trồng 5 ha cao su cách đây hơn 10 năm, đến nay đã cho khai thác mủ. Vào thời điểm giá cao su ổn định, tăng cao mỗi ha cho thu nhập gần trăm triệu đồng/năm. Ông Nguyễn Xuân Ty, Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà cho biết, với hơn 2.300 ha toàn huyện, trong đó gần 1.700 ha cho khai thác mủ, sản lượng năm 2012 ước đạt 7.000 tấn, doanh thu gần 80 tỷ đồng. Nhờ trồng cao su, hàng ngàn hộ ở xã Hương Bình và một số địa phương thoát được nghèo, vươn lên làm giàu. Nhiều hộ xây được nhà khang trang, mua sắm xe máy, ti vi và có điều kiện nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.
Hơn 10 năm về trước, bà Đỗ Thị Chanh ở thôn 9, xã Hương Hoà (Nam Đông) không nghĩ gia đình mình có được như ngày hôm nay. Hồi đó, gia đình bà thuộc diện nghèo khó nhất nhì của xã. Bà Chanh cho biết, từ năm 1993, gia đình bà vay mượn trên 100 triệu đồng đầu tư trồng cao su với diện tích khoảng 6,5 ha. Đến nay, tất cả 6,5 ha của gia đình bà đã cho khai thác mủ, bình quân mỗi năm cho thu nhập gần 600 triệu đồng.
Ông Ngô Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho rằng, đời sống người dân có được như hôm nay, diện mạo huyện nhà đang từng ngày khởi sắc một phần là nhờ cây cao su. Cao su không chỉ là cây thoát nghèo mà còn làm giàu và phát triển kinh tế bền vững đối với nhiều hộ ở địa phương. Mười tháng đầu năm 2012, toàn huyện có khoảng 1.800 ha cho khai thác mủ, ước sản lượng khoảng 5.800 tấn, doanh thu trên 52 tỷ đồng.
Cùng với việc phát triển diện tích, những năm qua tỉnh và các địa phương rất quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đã tổ chức quản lý khai thác, phòng trừ dịch bệnh đã góp phần nâng cao chất lượng mủ cao su. Đáng ghi nhận là từ khi có Nhà máy chế biến mủ cốm cao su Hương Phú (Nam Đông), sản phẩm của người dân được nhà máy thu mua với giá ổn định. Không chỉ thu mua trên địa bàn huyện, nhà máy còn mở rộng địa bàn thu mua trên địa bàn tỉnh. Ước năm 2012, nhà máy thu mua và chế biến khoảng trên 400 tấn mủ cốm xuất khẩu, doanh thu trên 40 tỷ đồng.
Khó khăn trong việc trồng cao su hiện nay là nhiều loại sâu bệnh đang diễn ra ngày càng phức tạp. Một số bệnh thường gặp, như khô cành, khô ngọn, bệnh phấn trắng, loét miệng cạo, rụng lá Corynespora... Đây là các loại bệnh nguy hiểm ảnh hưởng năng suất và chất lượng mủ, trường hợp bệnh nặng cây có thể bị chết. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, sớm có biện pháp xử lý sâu bệnh gây hại trên cây cao su.
Hoàng Thế
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.