• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng cỏ cao sản nuôi bò

Nguồn tin: Nông nghiệp VN, 31/12/2014
Ngày cập nhật: 4/1/2015

Chúng tôi tới trang trại Minh Đăng rộng tới 85 ha ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh được chị Dương Thị Thanh Hà, TGĐ Cty Minh Đăng hướng dẫn đi sâu vào trong cánh đồng mẫu trồng cỏ.

Trồng cỏ cao sản nuôi bò

Thu hoạch cỏ Common Signal (cỏ hoa)

Tới nơi, chị phấn khởi chia sẻ: Sau nhiều năm trồng khảo nghiệm theo quy trình hướng dẫn của Cục Trồng trọt, 3 giống cỏ Sorghum và Pearl Millet (CFSH 30, CSSH 45 và CFPM 101) của Cty Minh Đăng đã được Cục Trồng trọt chấp nhận cho trồng đại trà tại Việt Nam.

Chị Hà bẻ một cây cỏ Sorghum, tước lớp vỏ, đưa cho tôi nếm thử. Sorghum mọng nước, giòn và có vị ngọt thanh như củ cải đường.

Chị cho biết, cỏ Sorghum và Pearl Millet (còn gọi là cây cao lương và kê lai) từ ngàn năm trước được gieo trồng làm thức ăn cho người. Nay được GS.TS Om Dangi lai tạo và Cty EARC (Canada) SX đạt năng suất cao để làm thức ăn thô xanh cho gia súc.

Cỏ này còn được bằm nhỏ nuôi thủy sản, giảm chi phí thức ăn tổng hợp, tăng chất lượng thịt trong cá và tôm; đồng thời có thể nghiền thành bột nuôi gia cầm SX trứng OMEGA 3.

Chỉ số khả năng tiêu hóa của cỏ Sorghum (nhai lại và hấp thụ vật chất khô) tương đương với cây ngô nhưng năng suất rất cao, tùy theo loại đất mà đạt từ 25 - 45 tấn/ha/lần thu hoạch, mỗi năm cho 3 lần thu hoạch/vụ gieo (thời gian thu hoạch/lần cắt là khoảng 30 ngày).

Cánh đồng mẫu trồng cỏ Sorghum tại trang trại Minh Đăng

Quan sát hai bên đường đi vào khu vực chăn nuôi, chúng tôi chỉ thấy cánh đồng xanh bát ngát của cỏ voi, bắp, đậu phộng… Phía xa xa, một chiếc xe cắt cỏ đang chạy, cỏ được thổi qua ống phun vào xe tải.

Bước lại phía cánh đồng xem thu hoạch cỏ, chị Hà cho biết: “Cỏ đang thu hoạch có tên gọi Common Signal, có tên khoa học là Brachiaria deambens. Các nhà gieo trồng thu hoạch cỏ này phơi khô, đóng bánh, xuất khẩu với giá từ 250 - 360 USD/tấn tùy thời tiết và nhu cầu cỏ thô xanh trên thị trường”. Chị Hà kể, khi đi sang Úc, Trung Quốc, Canada… tham quan, nhìn cánh đồng trồng cỏ Common Signal của họ, mới giật mình vì nó đang mọc đầy đồng Việt Nam, bà con mình gọi là cỏ Mật. Vậy là cỏ Mật có tên trong danh sách cỏ được “bảo tồn” và trồng tại trang trại Minh Đăng để nuôi đàn bò lai Brahman.

Chị Dương Thị Thanh Hà giới thiệu cỏ Sorghum có bộ rễ rất khỏe

Ở VN có rất nhiều loại cỏ hoang trên đồng ruộng, sau khi thu hoạch lúa hoặc các cây ngắn ngày đều là thức ăn xanh rất tốt cho gia súc. Tuy nhiên, ở nhiều vùng chưa có phong trào chăn nuôi bò sữa hoặc bò thịt đều dùng thuốc phun lên cánh đồng để diệt cỏ, chuẩn bị cho vụ gieo trồng mới. Thật đáng tiếc! Vừa lãng phí lại hủy hoại môi trường.

Theo anh Hoàng Văn Thân, Phó TGĐ Cty Minh Đăng, trang trại không chỉ đầu tư các loại máy cày, máy xới, cắt cỏ, gieo hạt mà cả hệ thống chế biến thức ăn tổng hợp (TMR) để phối trộn thức ăn cho bò. Bò cũng như người, mùa nào thức nấy, thực phẩm tươi xanh thì mới đảm bảo sức khỏe. Mùa khô cũng như mùa mưa, khẩu phần ăn của bò cần đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Các loại thức ăn tổng hợp chế biến từ cỏ tươi, cỏ khô, cỏ ủ chua và các cây họ đậu, gỉ mật, bã hèm, khoai mì, cám gạo, ngô, các loại premix đầy đủ khoáng đa vi lượng được phối trộn với tỷ lệ phù hợp cho trọng lượng, độ tuổi của từng con bò.

Không chỉ phối trộn thức ăn theo công thức đơn thuần, những người chế biến thức ăn tại dây chuyền TMR còn sờ, ngửi và thậm chí cả nếm thử thức ăn tổng hợp ngay tại dây chuyền TMR. Có thế mới phát hiện nguyên liệu có đảm bảo chất lượng không, có loại nào bị nấm mốc hay không. Cái gì mình ăn được thì mới dám cho bò ăn.

Dây chuyền chế biến thức ăn tổng hợp TMR của trang trại Minh Đăng

Chị Thanh Hà nhấn mạnh: Để phát triển tốt ngành chăn nuôi bò nói chung và bò sữa nói riêng, cần có sự kết hợp của Chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông. Xây dựng các cơ chế chính sách dành quỹ đất trồng trọt kém hiệu quả chuyển sang trồng cỏ Sorghum, Pearl Millet.

Quy hoạch ổn định, lâu dài để xây dựng cánh đồng tập trung, quy mô lớn đưa cơ giới đồng bộ vào SX. Cho vay lãi suất thấp để mua thiết bị cơ giới trồng trọt, thu hoạch và chế biến tạo ra nguồn sản phẩm sạch, giá trị cao. Hỗ trợ phát triển cỏ Sorghum và Pearl Millet trên toàn quốc làm nguồn thức ăn dinh dưỡng chất lượng cao cho gia súc.

Anh Thân cho biết thêm: "Trước đây, khi chúng tôi mua lại đàn bò của các đơn vị không đạt tiêu chuẩn giống, bò cho lượng sữa rất ít, chỉ đạt từ 6 - 10 lít/ngày/con và thời gian đạt đỉnh điểm sữa chỉ kéo dài 1 tuần.

Sau khi được nuôi dưỡng, chọn lọc, chăm sóc bằng thức ăn tổng hợp, lượng sữa có con đã tăng hẳn lên từ 10 - 20 lít/ngày. Từ khi có cỏ Sorghum bổ sung vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, lượng sữa đã đạt từ 25 - 32 lít/ngày/con và thời gian đạt đỉnh điểm sữa kéo dài trên 3 tuần".

Theo TS Nguyễn Văn Bắc, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, điểm vượt trội của các loại cỏ lai này là không có độc tố Prussis Axid, loại độc tố thầm lặng gây ngộ độc sảy thai ở bò. Đây là những giống cỏ mới hứa hẹn sẽ ngăn chặn tình trạng thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng và chất lượng nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại, đặc biệt là bò sữa, bò thịt tại Việt Nam.

Nếu trồng cỏ Sorghum hoặc Pear Millet trước, sau đó trồng xen canh gối vụ cho cây thuốc lá, dâu tươi, cà chua… bà con có thể tin rằng không phải dùng thuốc trừ sâu.

Với đất canh tác nghèo dinh dưỡng, cát pha, khô hạn cỏ Sorghum và Pear Millet có thể tăng độ phì nhiêu của đất qua 3 năm gieo trồng liên tục, giúp vừa cải tạo đất, vừa có nguồn thức ăn thô xanh hoặc ủ chua cho gia súc.

Nếu coi trồng cỏ là một nghề SX như các loại cây lương thực khác như ngô, đậu phộng… thì đây là nguồn lợi kinh tế không nhỏ đối với nông dân ở đất nước nông nghiệp như chúng ta.

PHƯƠNG CHI

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang