Nguồn tin: Báo Chính Phủ, 08/10/2015
Ngày cập nhật:
10/10/2015
Không phải tới khi kết quả đàm phán Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi đến hồi kết hôm 5/10 vừa qua thì sự “cáo chung” của ngành chăn nuôi mới được đề cập tới. Đây được cho là kết quả tất yếu của tư duy tiểu nông, làm ăn nhỏ lẻ, tự phát và không tuân thủ các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Không có sức cạnh tranh
Hiện, quy mô ngành chăn nuôi Việt Nam vào khoảng hơn 17 triệu hộ, bao gồm gần 11 triệu hộ chăn nuôi gà vịt, 4 triệu hộ chăn nuôi heo và khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi trâu bò. Trong số này chỉ có 23.000 hộ là chăn nuôi trang trại có áp dụng một phần hoặc toàn phần theo công nghiệp hiện đại.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi tham gia TPP, hai sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu.
Nói về sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi khi Việt Nam tham gia TPP, ông Hoàng Thanh Văn, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNN) cho biết: “Theo nhận định, khoảng tháng 6/2017, các sản phẩm chăn nuôi của các nước trong khối TPP sẽ vào Việt Nam một cách ồ ạt. Lúc đó, ngành chăn nuôi Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt nhất”.
Trên thực tế, ngành chăn nuôi Việt Nam đã gặp khó khăn và bế tắc từ lâu. Năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu tới 115.000 trâu, bò từ Australia để xẻ thịt. Còn chăn nuôi heo, gà là lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất vì không có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Một trong các nguyên nhân khiến sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam không thể cạnh tranh được với sản phẩm của các nước thành viên TPP là do mỗi năm, ngành chăn nuôi phải nhập từ 3 - 4 tỉ USD bắp, đậu nành và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi khiến giá thành sản phẩm tăng rất cao. Ngoài ra, con giống, chất phụ gia, thuốc thú y… cũng đều phải nhập khẩu.
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết: “Năng suất chăn nuôi ở Việt Nam chỉ bằng 25 - 30% thế giới. Việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khiến giá thành sản phẩm của nước ta gần như cao nhất thế giới. Tính cạnh tranh hầu như không có và khi hội nhập, nếu nói xóa xổ thì quá đáng nhưng thiệt hại rất nặng nề.”
Hiện nay, giá trị ngành chăn nuôi là trên 10 tỉ USD, nhưng chỉ riêng về thị phần gà công nghiệp trên cả nước, các hộ nông dân chỉ chiếm 3%, nhập khẩu 25%, trong khi một nhóm nhỏ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đã thống lĩnh tới 72% thị phần.
Hội nhập TPP với thuế nhập khẩu về 0% cho các mặt hàng thịt gà, heo, trâu bò, gia súc sống hay sản phẩm sữa sẽ nhanh chóng thu hẹp ngành chăn nuôi Việt Nam và khả năng chỉ còn tồn tại một bộ phận nhỏ sản xuất những sản phẩm được ưa chuộng như gà ta, gà vườn, gà Đông Cảo…
Thu hẹp độ chênh
Trao đổi với phóng viên ngay khi trở về từ Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, sự lo lắng của người chăn nuôi là có cơ sở, bởi khi mở cửa thị trường thì chúng ta buộc phải tạo điều kiện cho hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có hàng nông sản.
“Một mặt, người tiêu dùng sẽ điều kiện để sử dụng hàng hoá chất lượng cao, giá cả phù hợp, mẫu mã đẹp. Tuy nhiên, với lĩnh vực chăn nuôi ,Việt Nam còn đang yếu kém do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, năng suất lao động thấp nên trong quá trình đàm phán không phải chỉ riêng TPP mà kể cả các Hiệp định khác trước đây, đoàn đàm phán bao giờ cũng cố gắng để các nước chấp thuận cho Việt Nam có lộ trình tương đối dài để bảo hộ cho những sản phẩm mà ta còn đang yếu. Tuy nhiên, sau lộ trình đó ta phải vươn lên”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Dù vậy, Bộ trưởng cũng nhìn nhận, trong bối cảnh ngành chăn nuôi hoàn toàn không có sức cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài như hiện nay thì lộ trình đó chưa đủ mà bản thân các hộ nông dân, các doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phải có mô hình sản xuất mới tập trung hơn, quy mô hơn, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động.
“Tôi khẳng định trong đàm phán và trong chỉ đạo của Chính phủ thì lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực rất quan trọng và người nông dân là đối tượng cần được quan tâm. Vì thế ta phải biến khó khăn, thách thức đó thành cơ hội khi TPP chính thức đi vào hiệu lực”, người đứng đầu Bộ Công Thương chia sẻ.
Phan Trang
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.