• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngành chăn nuôi tìm hướng trụ vững trong TPP

Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 13/10/2015
Ngày cập nhật: 14/10/2015

Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất đàm phán, càng gia tăng thêm áp lực phải đổi mới mạnh mẽ ngành chăn nuôi trong nước.

Đặc biệt là chăn nuôi gia cầm, vốn được cảnh báo là lĩnh vực yếu thế khi cạnh tranh với các cường quốc trong khối.

Nâng năng lực cạnh tranh

Hiện nay, Việt Nam được xếp thứ 21 trong số các quốc gia sản xuất thịt gia cầm và là nước có tổng đàn vịt đứng thứ 2 trên thế giới. Có thể nói, gia cầm là vật nuôi có lợi thế mà Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, thời gian qua, việc phát huy các lợi thế này còn rất hạn chế do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tới 70% và thiếu sự liên kết giữa sản xuất và thị trường. Hơn nữa, năng suất chăn nuôi gia cầm của Việt Nam hiện chỉ bằng 50% so với mức trung bình của thế giới. Điều này khiến cho sức cạnh tranh của sản phẩm gia cầm Việt Nam khá yếu ớt, trong khi TPP được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao và toàn diện, hướng đến mục tiêu xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu.

Theo các chuyên gia, thời điểm này không phải là lúc để kể ra các khó khăn mà cần tìm hướng đi rõ ràng cho ngành chăn nuôi trong tương lai. Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng tới đây, Việt Nam cần tổ chức lại chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm, lấy DN làm trọng tâm, tiếp sau là HTX và các hộ chăn nuôi. Muốn nâng cao được sức cạnh tranh, ngành chăn nuôi phải được kiểm soát đảm bảo chất lượng an toàn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, phải có kế hoạch chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại có kiểm soát dịch bệnh. Nếu làm được việc này, chúng ta có thể giảm 20% giá thành. Ông Phạm Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, một DN kinh doanh gia cầm lớn chia sẻ, muốn tồn tại và phát triển khi tham gia TPP, DN phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, tìm giải pháp vượt rào cản kỹ thuật để sản phẩm có thể xuất khẩu. Song song với đó, Nhà nước cần đầu tư cho ngành chăn nuôi thành chăn nuôi công nghiệp thực sự từ việc nâng cao chất lượng nguồn giống đến cải tiến nhiều khâu để giảm giá thành.

Lựa chọn phân khúc thị trường

Đánh giá trên cả hai mặt cơ hội và thách thức, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn có “cửa” cạnh tranh trong TPP nếu được tổ chức lại một cách bền vững hơn. Trong đó, việc lựa chọn những phân khúc sản phẩm có địa hạt rộng mở, ít bị cạnh tranh là một hướng đi cần được tính đến. Cụ thể, trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, các sản phẩm mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh lớn như gà thả vườn, gà lông màu, trứng muối… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nuôi gà thả vườn không phải đơn thuần chỉ là thả rông mà phải “công nghiệp hóa gà lông màu”, đưa công nghệ chuồng mát, thức ăn công nghiệp vào nuôi trên nền diện tích rộng hơn, có đầu tư lớn. Hay như trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, lợi thế của chúng ta là các giống lợn bản địa có chất lượng ngon. Ông Bùi Tuấn Khải - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội chia sẻ, người tiêu dùng Việt Nam có tập quán ưa chuộng thịt bản địa và thực phẩm tươi sống nên trước mắt ở phân khúc thị trường này, chúng ta sẽ không ngại cạnh tranh trong TPP. Tuy nhiên, Nhà nước cần có chính sách đồng bộ để khuyến khích DN tham gia chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra cho người chăn nuôi yên tâm.

Ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm trước khi mức thuế nhập khẩu các mặt hàng về 0%. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể yên tâm với hàng rào thuế quan này. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, nếu duy trì cách quản lý, chất lượng sản phẩm như hiện nay, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong sân chơi TPP. Các DN nông nghiệp đang đứng trước đòi hỏi phải phát triển, nâng cao trình độ, nếu không linh hoạt sẽ bị phá sản và thua trên sân nhà. Do đó, điều cần làm lúc này là các DN chăn nuôi phải linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đầu ra và đảm bảo chất lượng quốc tế theo yêu cầu của sân chơi chung khi TPP được ký kết.

Thiên Tú

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang