Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 23/10/2015
Ngày cập nhật:
26/10/2015
Vào ngày 4/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia TPP gồm Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán với kết quả là một Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất và sức cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ở các nước ký kết; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, và bảo vệ môi trường. Việc ký kết TPP với các tiêu chuẩn cao mới cho thương mại và đầu tư tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là một bước gần hơn đến mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập cho toàn khu vực.
Theo dự báo, Hiệp định TPP tác động mạnh tới ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhiều cuộc hội thảo liên quan đến tác động và tái cơ cấu ngành chăn nuôi để ứng phó với những biến động khi Hiệp định TPP có hiệu lực liên tục diễn ra. Đã có dự báo về tác động đến các nhóm sản phẩm chăn nuôi như: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò.
Nguy cơ lớn nhất là ngành chăn nuôi của ta năng suất thấp. Ông Phạm Thanh Bình, Tổng Giám đốc Cty CP Thanh Bình, cho rằng:“Có người nói, năng suất nuôi lợn của ta chỉ bằng 50 - 70% so với Mỹ, nhưng nhìn thẳng vào vấn đề thì chỉ bằng khoảng 30% của người ta. Một con heo nái của Mỹ hay của Đức cho năng suất tới 2,6 tấn thịt hơi/năm, trong khi Việt Nam chỉ khoảng 650 kg hơi/năm”.
Về lý thuyết thì như vậy, tuy nhiên tác động cụ thể đến các nhóm ngành còn phụ thuộc và tập quán tiêu dùng. Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nói rằng, khi ký kết TPP, đáng lo nhất là thịt bò nhập từ Úc, thịt lợn, thịt gà nhập từ Mỹ. Năm 2014, Việt Nam nhập khoảng 3.300 tấn thịt lợn (trong đó Mỹ chiếm hơn 50%), chiếm chưa tới 0,1% lượng thịt tiêu thụ trong nước mỗi năm. Tuy nhiên, theo ông Vang, thịt lợn nhập khẩu chủ yếu là đông lạnh, trong khi người Việt thích dùng hàng tươi sống, nên mức độ ảnh hưởng sẽ không cao.
Chính từ đặc điểm này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu thật cụ thể về tác động cụ thể của Hiệp định TPP đối với các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Tỉnh Bắc Ninh đã có hệ thống chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn khá hoàn chỉnh, nay cần rà soát lại cho phù hợp. Trên thực tế, một hướng đi mới sẽ làm giảm những tác động xấu của Hiệp định TPP đối với ngành nông nghiệp khi phát huy những sản phẩm “đặc sản của địa phương”. Câu chuyện về con gà Hồ là ví dụ sinh động.
Ngày 13/10/2015, đoàn lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đi thăm một số mô hình chăn nuôi gà Hồ tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành. Điều này thể hiện sự sâu sát và quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với sản xuất và đời sống nhân dân mà quan trọng hơn đã cho thấy tầm nhìn rộng mở, một ví dụ điển hình về giải pháp hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, đặc biệt là ngành chăn nuôi khi Hiệp định TPP chuẩn bị được các quốc gia thành viên phê chuẩn.
Gà Hồ là giống quý hiếm, đứng đầu trong 5 giống gà tiến vua ở Việt Nam, đã được thuần dưỡng, bảo tồn và duy trì ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành. Đây cũng là nơi duy nhất chăn nuôi, bảo tồn và gìn giữ giống gà này. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Hồ có khoảng 300 hộ nuôi gà Hồ, đặc biệt, chỉ có 50 hộ chuyên nuôi duy nhất giống gà Hồ từ khâu đẻ, ấp trứng, gà con đến gà trưởng thành, trong đó, 28 hộ nằm trong dự án Bảo tồn Gen của Viện Chăn nuôi Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Tuy nhiên việc nhân giống gà Hồ còn gặp nhiều khó khăn, bởi nguồn gen lai tạp, kỹ thuật nhân giống vẫn còn thủ công, truyền thống, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật; việc bảo tồn và phát triển chỉ theo hình thức quảng canh, quy mô hộ.
Phát huy lợi thế và xây dựng thương hiệu, bản đồ sản phẩm nông sản đặc sản cách thức hữu hiệu giảm tác động xấu đối ngành chăn nuôi. Chính phủ đã cho phép các tỉnh có chính sách hỗ trợ với sản phẩm nông nghiệp đặc thù ở địa phương. Vì vậy Bắc Ninh cần phát huy những ưu thế đó để thích ứng với công cuộc hội nhập./.
TS.Nguyễn Phương Bắc (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội)
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.