• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi vịt an toàn sinh học

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 28/10/2015
Ngày cập nhật: 31/10/2015

Mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học đạt được “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không dọn vệ sinh.

Lễ ký kết chăn nuôi ATSH gắn với bao tiêu sản phẩm

Ngày 27/10, tại Vĩnh Long, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL”.

Cục Chăn nuôi cho biết, 3 năm trở lại đây tổng đàn vịt ở ĐBSCL có xu hướng giảm khoảng 4,32% và đang dao động ở mức khoảng 25,4 triệu con, trong đó vịt đẻ chiếm 44,5% còn lại là vịt thịt.

Cơ cấu đàn vịt đẻ và vịt thịt giữa các tỉnh đang có sự thay đổi. Cụ thể, ở An Giang đàn vịt đẻ chiếm 81,53%, Đồng Tháp 60,84%, Hậu Giang 54,29%, Trà Vinh 54,17%. Các tỉnh gần TP.HCM như Long An, Bến Tre, Tiền Giang thì phát triển mạnh đàn vịt thịt.

ĐBSCL hiện có 3 DN xuất khẩu trứng vịt muối, nhưng sản lượng xuất đi ngày càng giảm vì thị trường bị thu hẹp do không đáp ứng yêu cầu ATVSTP của nước nhập khẩu. Nếu như trước đây thị trường Singapore, Malaysia và Hongkong nhập khẩu mạnh mặt hàng trứng vịt muối thì nay chỉ còn lại thị trường Singapore. Tổng kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm 2015 đạt 1 triệu USD.

TS Nguyễn Văn Bắc, Văn phòng thường trực Nam bộ (Trung tâm KNQG) cho rằng, để ngành chăn nuôi vịt phát triển được bền vững theo hướng an toàn sinh học, các tỉnh đang đẩy mạnh đề án Tái cơ cấu ngành vịt theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Trên cơ sở này, Trung tâm KNQG đã phối hợp với 9 tỉnh (Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang) thực hiện dự án “Phát triển chăn nuôi thủy cầm ATSH” với 185 hộ tham gia, quy mô 52.320 con.

Kết quả các mô hình đều đảm bảo an toàn dịch bệnh, đặc biệt là không để xảy ra dịch cúm gia cầm. Điển hình là mô hình của ông Trần Văn Hạnh ở Bạc Liêu được dự án đầu tư 300 con vịt giống siêu thịt, sau 2 tháng nuôi thu hoạch bán giá 43.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lãi trên 10 triệu đồng.

Mô hình nuôi 1.000 con vịt siêu thịt ATSH của anh Nguyễn Văn Phương ở ấp Tân Thuận (thị trấn Thanh Bình, Đồng Tháp) sau 57 ngày nuôi vịt đạt trọng lượng bình quân đạt 3,2 kg/con, lợi nhuận trên 10.000 đồng/con....

Mô hình của hộ ông Phan Thanh Bình, ấp Mỹ Á (xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, An Giang) nuôi thường xuyên từ 2.500 – 7.000 con vịt thịt, ao thả 100.000 con cá tra, qua 3 lứa vịt thu hoạch 1 lứa cá, lãi hàng trăm triệu đồng...

Ông Trương Vĩnh Yên, GĐ Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long cho biết, toàn tỉnh hiện có 4 cơ sở chăn nuôi vịt quy mô từ 3.000 - 5.000 con, 524 hộ chăn nuôi vịt quy mô từ 500 - 3.000 con, còn lại nuôi quy mô nhỏ lẻ và phân bố rải rác.

Nhờ dự án “Chăn nuôi vịt siêu thịt an toàn sinh học”, Trung tâm đã chuyển giao cho 40 hộ dân nuôi tổng cộng 8.650 con. Kết quả trọng lượng xuất chuồng 10 tuần tuổi đạt trung bình 3,08 kg/con, cho sản phẩm sạch, lãi khá.

Chăn nuôi vịt ATSH ở ĐBSCL

Ngoài ra, từ nguồn vốn xây dựng NTM, Trung tâm đã hỗ trợ 21 hộ dân xã Mỹ Lộc (Tam Bình) thực hiện mô hình nuôi vịt siêu thịt theo hướng ATSH sử dụng men Balasa.N01 làm đệm lót sinh học xử lý chất thải, với quy mô 4.200 con.

Tiếp tục thực hiện đề án Tái cơ ngành chăn nuôi vịt giai đoạn 2015 - 2017, Trung tâm KN Vĩnh Long được tỉnh giao thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển chăn nuôi vịt siêu thịt quy mô nông hộ theo hướng ATSH”.

Hiện tại, dự án đã chuyển giao cho 40 hộ dân thuộc 5 xã của 4 huyện 8.000 con vịt siêt thịt. Vịt nuôi đã được 1 tháng tuổi phát triển tốt, tất cả đều được áp dụng đệm lót sinh học nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường.

Hậu Giang có tổng đàn thủy cầm trên 2,287 triệu con. Trong thời gian qua người chăn nuôi đã áp dụng đệm lót sinh học vào SX rất hiệu quả. Ưu điểm của đệm lót sinh học là bảo vệ tốt môi trường, không còn mùi hôi thối, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế bệnh tật, giảm hao hụt đầu con, giảm chi phí thuốc thú y, giảm 60% chi phí lao động, giảm 10% chi phí thức ăn. Đây cũng là mô hình ứng dụng công nghệ đơn giản, dễ thực hiện.

Mô hình chăn nuôi ATSH đạt được “4 không” (không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không dọn vệ sinh). Phân vịt dùng làm đệm lót sinh thái sau khi sử dụng là phân bón cho cây trồng...

TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KNQG cho rằng, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt, việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi vịt là hết sức cần thiết. Theo đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi thì cần tăng đàn vịt đẻ và vịt thịt từ 84 triệu con lên 100 triệu con vào năm 2020. Theo đó, đàn vịt đẻ đạt 40 triệu con, sản phẩm thịt chiếm 40% tỷ trọng thịt gia cầm.

Để đạt được mục tiêu đề ra thì việc tái cơ cấu phương thức SX bằng cách chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang trang trại là rất quan trọng. Qua 2 năm, đã có 10/13 tỉnh thành ở ĐBSCL xây dựng được đề án và ban hành kế hoạch hành động. Trên cơ sở đó, các tỉnh đã bắt tay tái cơ cấu ngành chăn nuôi dựa theo vùng lợi thế cạnh tranh bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

"Khó khăn lớn nhất trong việc tái cơ cấu ngành vịt là chất lượng con giống và dịch bệnh. Cần củng cố mạng lưới thú y cơ sở, nâng cao năng lực quản lý và giám sát dịch bệnh tại địa phương. Tổ chức liên kết giữa các trang trại chăn nuôi - doanh nghiệp chế biến thức ăn - cơ sở chế biến và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi vịt ATSH, thu hẹp vịt chạy đồng theo mô hình 2 lúa + 1 vịt", ông Phan Huy Thông.

THANH PHONG

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang