• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện về “vua” gà quý phi đất Bắc

Nguồn tin: Nhân Dân, 01/01/2015
Ngày cập nhật: 5/1/2015

Anh Hợi là người đầu tiên mang giống gà quý phi về miền Bắc nhân giống, biến gà quý phi từ cảnh thành gà cảnh thành gà thương phẩm.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng lúa, Trần Văn Hợi (Thôn Cát Dương, xã Tống Phan, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) không thể theo đuổi ước mơ “đổi đời” bằng con đường học vấn. Bởi vậy sau khi tốt nghiệp THPT, anh đã phải lăn lộn kiếm sống bằng đủ nghề. Nhờ chịu khó học hỏi, óc sáng tạo và ý chí thoát nghèo, anh đã tìm được con đường làm giàu cho mình và nhiều người dân chung quanh.

Hành trình từ anh nông dân nuôi dế…

Hiện nay, gà quý phi đã được nhân giống rộng rãi, được nhiều người có tiền chọn làm quà biếu trong các dịp lễ, Tết.

Nhà bố mẹ Hợi rất nghèo. Bởi vậy, từ nhỏ cậu bé Hợi đã nung nấu một ước muốn làm giàu để có thể lo cho bố mẹ và các anh, chị em trong gia đình có cuộc sống no đủ.

Sau khi tốt nghiệp THPT, không thể theo đuổi ước mơ làm giàu bằng con đường học vấn, Hợi tìm đủ mọi nghề để kiếm sống từ thợ phụ hồ, làm gốm, làm thợ cơ khí… Làm nghề nào anh cũng để ý quan sát và phân tích về khả năng thích ứng của bản thân và tiềm năng phát triển.

Sau nhiều năm lăn lộn với cuộc sống nơi đất khách, quê người, anh trở về quê hương và quyết định khởi nghiệp bằng nghề chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu chỉ chăn nuôi theo kiểu truyền thống thì rất khó làm giàu, vì vậy anh lại “khăn gói” tìm vào miền Nam học cách chăn nuôi.

Hợi đi nhiều trang trại, mô hình chăn nuôi, xin vào làm việc không lương với mục đích học hỏi được những kinh nghiệm từ các mô hình đã khá thành công. Khi đó là năm 2006, phong trào nuôi dế miền Nam đang nở rộ. Tích góp được gần 15 triệu đồng cộng với số tiền vay mượn thêm được từ anh em bạn bè, Hợi dốc hết 35 triệu vào mua 30 chậu dế mang về quê khởi nghiệp.

“Lúc đầu mang dế về mọi người can ngăn dữ lắm. Bố tôi còn bảo thiếu gì con để chăn nuôi mà mày phải đi nuôi cái con côn trùng thì biết bán cho ai?”, anh Hợi kể.

Mặc những lời can gián của mọi người, ngày anh đi làm các công việc phụ kiếm tiền, thời gia rảnh anh lại chăm chút cho các chậu dế với niềm tin sẽ mang lại thành công cho bản thân.

“Hai năm đầu không hiểu quy luật thời tiết và điều kiện sinh sản phát triển của con dế nên tôi liên tục thất bại, có những lúc đã muốn vứt bỏ hết cả 30 chậu dế để kiếm kế làm ăn khác. Nhưng khi bình tâm trở lại tôi lại nghĩ mình không thể thất bại dễ dàng như vậy. Bởi thế tôi đã cố gắng tìm ra nguyên nhân và quy luật của nó. Con dế miền Nam sống và sinh trưởng rất tốt nhưng ở miền Bắc khí hậu khắc nghiệt hơn, nhất là khi mùa đông đến, dế rất dễ bị mắc bệnh”, anh Hợi phân tích.

Nuôi được con dế đã khó, tìm kiếm được đầu ra cho dế lại càng khó hơn. Khi đã thành công ở khâu kỹ thuật, anh Hợi lại phải đối mặt với những khó khăn ở khâu tiêu thụ sản phẩm.

“Lần đầu tiên tôi mang dế lên Hà Nội để tiếp thị, tôi vào cả các quán cơm để mời chào. Có khách hàng mua trả giá bao nhiêu tôi cũng bán. Như vậy nhưng có khi mang 5kg dế đi cả tuần trời may ra mới bán được 1kg”, anh Hợi kể về những khó khăn của ngày đầu đi tìm thị trường cho con dế.

Nhớ về những kỷ niệm đầu tiên khi đi bán hàng anh Hợi cười và nói “Ngày đó tôi khờ lắm, cứ nghĩ mình có sản phẩm ngon thì sẽ có khách mua nhưng không phải như vậy. Cũng may trong quá trình đi tiếp thị, tôi gặp được một số khách hàng tốt, họ bày cho cách muốn bán được hàng trước hết cần phải ăn mặc chỉnh chu để gây cảm tình, phải có thực đơn để giới thiệu với khách… Đó là những bài học đầu tiên về tiếp thị của tôi”.

Được gợi ý, anh Hợi về nhà mang dế của mình đến các nhà hàng sang trọng, tìm tới các đầu bếp có tay nghề biếu dế và nhờ họ chế biến ra các món ăn khác nhau. Sau đó, tập làm theo, trình bày cho đẹp mắt, rồi chụp ảnh lại làm thành một thực đơn cho riêng mình.

Có thực đơn trong tay anh tự tin bước vào các nhà hàng lớn để tiếp thị. “Lúc đó tôi mạnh dạn vào cả nhà khách Chính phủ để chào hàng. Họ nói nuốn đưa sản phẩm vào đây phải là doanh nghiệp có thương hiệu, sản phẩm phải có logo, tên doanh nghiệp, chủ sử hữu… Thế nên tôi về thành lập công ty mang tên Doanh nghiệp tư nhân dế xuất khẩu Huy Hợi”, anh Hợi kể.

Khi đã có những thành công bước đầu, Hợi rủ thêm anh em, bạn bè cùng làm để mở rộng quy mô chăn nuôi. Quanh làng có ai đến muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi dế anh đều tận tình chia sẻ.

“Thời cao điểm nhất, ngoài trang trại nuôi dế của gia đình tôi còn phải bao tiêu sản phẩm cho thêm 35 hộ khác, bởi thế tôi phải xuống cả Hải Phòng, Quảng Ninh, thậm chí sang cả Trung Quốc để chào hàng và bán sản phẩm”, anh Hợi kể.

Đến trở thành “vua” gà quý phi đất Bắc

Trang trại nhà anh Hợi là nơi cung cấp giống gà quý phi lớn nhất cho 63 tỉnh thành trong cả nước.

Dù đã rất thành công từ việc nuôi con dế, nhưng chẳng khi nào anh Hợi tự bằng lòng với những gì mình làm được. Anh bảo, trong chăn nuôi rất cần phải có sự linh hoạt và nhạy bén, nếu không cơ hội sẽ trôi đi mất. Bởi vậy, năm 2010, trong một chuyến công tác vào miền Nam để tiêu thụ dế, tình cờ bắt gặp một số gia đình nuôi giống gà lạ, thân hình nhỏ, bộ lông mượt và đặc biệt phần lông trên đầu nhô lên tựa như chiếc vương miện.

“Hỏi ra mới biết đó là giống gà quý tên gọi gà quý phi có nguồn gốc từ Châu Âu, (hình thức đẹp, thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chống chịu bệnh rất tốt…). Những thông tin ban đầu và vẻ đẹp của giống gà quý đã “hút hồn” tôi, tôi nghĩ tới việc phải mang bằng được giống gà này về quê để nhân giống”, anh Hợi kể về quá trình trở thành “vua” gà quý phi đất Bắc của mình.

Sau chuyến công tác đó, Hợi về nhà lên mạng tìm kiếm thông tin và đặc điểm của giống gà vốn còn khá xa lạ với những nhiều người chăn nuôi miền Bắc, rồi lại trở vào miền Nam đi thuyết phục từng nhà để mua được 70 con gà giống với giá gần 100 triệu đồng.

“Hầu hết các gia đình nuôi giống gà này làm cảnh nên để mua được 70 con gà giống cũng không phải là chuyện đơn giản”, anh Hợi nói.

Có được gà giống, anh Hợi mang về quê chăm sóc rất cẩn thận. Trời chẳng phụ lòng người, chỉ sau sáu tháng chăm sóc lứa gà đầu tiên bắt đầu sinh sản và cho tỷ lệ trứng cao hơn 1,5 lần so với các giống gà bình thường. Những đợt trứng đầu tiên được anh lựa chọn đưa vào lò ấp và cho tỷ lệ gà nở khá cao trong niềm vui sướng của cả gia đình.

Song, thành công chẳng bao giờ đến quá dễ dàng, những lứa gà đầu tiên ra lò rất đẹp nhưng chỉ nuôi được tầm bốn đến 15 ngày là lăn ra chết không rõ nguyên nhân. Chỉ trong ba tháng cả nghìn con gà giống bị chết thiệt hại tới hơn 40 triệu đồng khiến anh Hợi mất ăn mất ngủ.

Không nản lòng trước thất bại anh Hợi ngày đêm suy nghĩ tìm ra nguyên nhân gà chết và cách khắc phục.

“Tôi suy nghĩ và phân tích từng nguyên nhân sau đó mới nghiệm ra do mình cho ăn chưa điều độ, chưa có sự điều chỉnh nhiệt độ phù hợp nên mới để gà chết hàng loạt. Thế nên tôi rút bớt khẩu phần ăn vào buổi tối và tăng nhiệt độ vừa đủ để gà sưởi ấm. Nhờ vậy mà không còn cảnh gà chết hàng loạt như trước nữa”, anh Hợi kể.

Sau lần đó, anh Hợi còn phải đối mặt với nhiều lần thất bại có những lúc thiệt hại tới cả trăm triệu đồng để thực hiện mong muốn nhân rộng giống gà cảnh thành gà thương phẩm chất lượng cao.

Hiện, trang trại của anh có khoảng 1500 gà quý phi đẻ trứng và là nơi cung cấp gà quý phi giống lớn nhất cho 63 tỉnh thành trong cả nước. Bởi thế, con gà quý phi cũng không chỉ còn là vật nuôi làm cảnh mà đã trở thành một trong những loại gà đặc sản được nhiều người biết đến và ưa chuộng chọn làm quà biếu trong các dịp lễ, Tết.

Ngoài ra, anh còn nuôi thêm khoảng con 400 gà Đông Tảo, 200 gà chín cựa và 200 con vịt trời. Thu lãi từ chăn nuôi mang về cho gia đình anh khoảng 100 triệu đồng/tháng.

“Gà quý phi đẹp nhất là ở chiếc mào, trông nó giống như quả phật thủ mà người Việt thường hay để thờ cúng vào những dịp lễ, Tết hay những ngày trọng đại. Ngoài ra, cựa gà cũng là một trong những yếu tố để khách hàng lựa chọn gà làm quà biếu. Gà đẹp là những chú gà có từ sáu cựa trở lên, nhiều nhất là chín cựa. Tuy nhiên, gà quý phi chín cựa thường rất hiếm. Mỗi chú gà như vậy có thể bán được cả chục triệu/con”, anh Hợi vui vẻ cho biết.

Chia sẻ về bí quyết trong chăn nuôi của mình anh Hợi cho bảo: “Nuôi con gì cũng phải hiểu được đặc tính và thời tiết, khí hậu, nơi ở của vật nuôi. Nếu làm được điều đó thì sẽ tránh được rủi ro cao có thể xảy ra bất cứ ở giai đoạn nào. Ngoài ra, người chăn nuôi cũng cần phải có lương tâm, không nên chạy theo cái lợi trước mắt, làm ăn chụp giật, gian dối. Có như vậy, chăn nuôi mới được lâu dài và bền vững”.

Về dự định trong tương lai, anh Hợi không giấu ước mơ sẽ xây dựng được một hệ thống các trang trại chuyên chăn nuôi những vật nuôi quý hiếm cho giá trị cao. Ngoài ra, anh còn muốn mở chuỗi nhà hàng trong cả nước để tiêu thụ những sản phẩm từ trang trại, với mong muốn mỗi khách hàng khi thưởng thức các món ăn đều cảm thấy yên tâm về chất lượng, vệ sinh thực phẩm.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay, giá gà quý phi thương phẩm trên thị trường dao động từ 200 - 300 nghìn/1kg ; gà con mới nở có giá từ 100 - 120 nghìn đồng/1 con. Gà quý phi thương phẩm bán đắt hàng nhất vào các dịp lễ, Tết, người mua làm quà biếu thường chọn mua theo cặp một trống, một mái.

THANH TRÀ

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang