Nguồn tin: Báo Tây Ninh, 26/11/2015
Ngày cập nhật:
27/11/2015
Ngày 25.11, tại cuộc họp UBND tỉnh Tây Ninh thường kỳ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Tân đã đồng ý với đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, hướng tới xuất khẩu cho các cơ sở chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.
Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các điểm chăn nuôi, cơ sở sản xuất, giết mổ sản phẩm gia cầm nhận thức đầy đủ về điều kiện chăn nuôi, bảo đảm an toàn vệ sinh dịch bệnh, chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường phải bảo đảm sạch bệnh;
Từng bước chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung công nghệ tiên tiến; tạo mối liên kết giữa ngành chăn nuôi với khâu tiêu thụ, giết mổ, chế biến sản phẩm, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.
Trang trại chăn nuôi gà theo mô hình an toàn dịch bệnh tại xã Long Chữ, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ đầu tư nguồn kinh phí trên 12 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh chi trên 11 tỷ đồng, các cơ sở chăn nuôi chi 1 tỷ đồng cho việc phòng, chống, thanh toán 2 loại dịch bệnh thường xuất hiện trên gà nuôi là bệnh cúm và Niu-cat-xơn.
Trong đó, phần lớn nguồn kinh phí dành để mua vắc xin hỗ trợ cho các nông hộ nuôi nhỏ lẻ có quy mô từ 1.000 con trở xuống (quy mô từ 1.000 con trở lên, chủ cơ sở tự tiêm phòng); một phần dành cho công tác tập huấn, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm...
Các cơ sở, hộ chăn nuôi gà được cấp giấy công nhận an toàn thực phẩm sẽ được lựa chọn tham gia chuổi liên kết cung ứng sản phẩm cho các cơ sở giết mổ, chế biến, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đồng thời được cung cấp con giống cho các chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Với chương trình và giải pháp kể trên, Tây Ninh hướng đến mục tiêu cuối năm 2016 sẽ có 60% cơ sở chăn nuôi gà tập trung, 30% số xã đến cuối năm 2017 có 90% cơ sở và 90% số xã tại huyện thí điểm Dương Minh Châu được công nhận an toàn dịch bệnh. Các vùng chăn nuôi khác trong tỉnh lần lượt đến năm 2020 sẽ được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, những năm gần đây mô hình chăn nuôi gà công nghiệp tập trung và chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển mạnh.
Đến cuối tháng 6.2015 toàn tỉnh hiện có khoảng gần 5 triệu con gà, trong đó 2,6 triệu con được chăn nuôi tại 43 trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung theo mô hình trại lạnh, khép kín. Từ năm 2010 đến nay, nhờ sự hỗ trợ của dự án VAHIP và nỗ lực của các hộ chăn nuôi, đã có 22 trang trại được Cục Thú y vùng 6 cấp giấy công nhận an toàn vệ sinh dịch bệnh.
Lê Đức Hoảnh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.