Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 10/12/2015
Ngày cập nhật:
12/12/2015
Mô hình chăn nuôi dê của gia đình ông Nguyễn Văn Thiệu, xã Hải Long (Như Thanh - Thanh Hóa).
Những năm gần đây, phong trào nuôi các con nuôi đặc sản như dê, cầy hương, nhím, rắn, chim trĩ, lợn rừng, đà điểu... ở các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa khá rầm rộ. Tuy nhiên, việc gây nuôi, chăm sóc con đặc sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đầu ra bấp bênh nên nhiều mô hình đã thất bại.
Hiện tại, hầu hết các cơ sở gây nuôi con đặc sản còn tồn tại đều giảm số lượng đàn, thu hẹp quy mô hoặc chuyển đổi sang phát triển mô hình kinh tế khác.
Gia đình chị Trịnh Thị Loan, thôn Quan Nhân, xã Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc), đang nuôi đàn dê hơn 30 con... Chia sẻ về lý do chọn nghề chăn nuôi dê để phát triển kinh tế, chị Loan cho biết: Tìm hiểu qua báo, đài về thông tin nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao, vợ chồng tôi quyết định đầu tư chăn nuôi dê. Bởi dê là loài động vật dễ nuôi, ít bệnh, không tốn công chăm sóc, mỗi năm dê sinh sản 2 lần, ước tính mỗi năm sinh từ 2 – 3 dê con, trong khi giá bán mỗi kg thịt dê thương phẩm khoảng từ 130 - 140.000 đồng/kg; giá bán dê giống hiện nay là 160.000 đồng/kg, nếu chăn nuôi tốt, trừ chi phí gia đình có thể thu lãi từ 35 - 40 triệu/năm.
Nuôi con đặc sản không chỉ cần kinh nghiệm, kỹ thuật mà vốn đầu tư lớn, vì vậy không phải ai cũng có “gan” theo đuổi con đặc sản đến cùng. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ con đặc sản tập trung vào các dịp lễ tết, người mua chủ yếu là đối tượng có điều kiện kinh tế và phần lớn được xuất sang thị trường Trung Quốc nên đầu ra bị phụ thuộc, bấp bênh. Qua tìm hiểu, khoảng 3 - 4 năm về trước, trang trại nuôi đà điểu của anh Trần Văn Tuấn, ở xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc) là mô hình nuôi động vật hoang dã mới, được đánh giá mang lại hiệu quả cao về kinh tế do là loại động vật dễ gây nuôi, một con đà điểu trưởng thành có giá hàng chục triệu đồng trở lên. Với đặc tính dễ nuôi và ít bệnh, nhiều bà con từ khắp các địa phương, các tỉnh, thành trong cả nước đã đến tìm hiểu, học tập kinh nghiệm nuôi đà điểu của gia đình anh Tuấn. Vào thời điểm ấy, những tưởng mô hình này sẽ phát triển và có được đầu ra ổn định giúp các hộ dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, có thu nhập ổn định. Thế nhưng, hiện nay, do không tìm được đầu ra cho sản phẩm, giá bán thịt thương phẩm không ổn định nên mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Tuấn không còn hoạt động.
Hiện nay, tỉnh ta có gần 1.000 hộ dân được đăng ký cấp phép nuôi các con nuôi đặc sản với tổng số hơn 20.000 cá thể. Tuy nhiên, việc gây nuôi chỉ ở quy mô hộ nhỏ lẻ, chưa có trang trại lớn, phát triển theo phong trào, tự phát nên không bền vững. Ngoài một số ít mô hình nuôi con đặc sản có hiệu quả, hầu hết các mô hình còn lại đều “chết yểu”, phần lớn các hộ dân đều phải chuyển hướng sang chăn nuôi các con vật khác. Những con đặc sản bị “chết yểu” hàng loạt là cá sấu, đà điểu, chim trĩ đỏ và nhím. Trước đây, nhím được một số hộ nông dân ở Thạch Thành nuôi thử nghiệm, sau đó lan rộng sang các huyện như Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, TP Thanh Hóa... Thời điểm đó, toàn tỉnh có hơn 200 hộ nuôi nhím với số lượng lên đến hàng nghìn con. Tuy nhiên, hiện tại, do đầu ra không có nên nhím đã không còn “đất sống”.
Trước khi quyết định nuôi các con nuôi đặc sản, người dân cần tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chăn nuôi, không nên chạy theo trào lưu để khi gây nuôi không phải đối mặt với nguy cơ thiệt hại về kinh tế.
Khánh Phương
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.