• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển đàn dê núi ở Hướng Phùng

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 11/12/2015
Ngày cập nhật: 14/12/2015

Những năm gần đây, cùng với việc duy trì, nhân rộng các loại cây trồng, vật nuôi nhiều nông dân trên địa bàn xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư phát triển đàn dê núi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện tại, tổng đàn dê núi ở toàn xã Hướng Phùng có hơn 1.200 con, tăng gần 700 con so với cùng kỳ năm 2014.

Dẫn chúng tôi đi thực tế các mô hình chăn nuôi dê núi trên địa bàn xã, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Hồ Văn Khưn cho hay: Xã Hướng Phùng hiện có gần 1.700 hộ dân với trên 6.000 nhân khẩu phân bố ở 15 thôn, bản. Trong số đó hiện có hơn 60 hộ dân chăn nuôi dê núi theo hướng chăn thả. Những năm qua, việc phát triển đàn dê núi đã mang đến cho người dân trên địa bàn nguồn thu nhập đáng kể, nhiều hộ dân đã vươn lên khá giả nhờ việc phát triển đàn dê núi như gia đình anh Hà Ngọc Dương (ở thôn Hướng Độ), ông Hồ Văn Cương (ở thôn Cheng), Võ Văn Lai (thôn Chênh Vênh)….

Chăm sóc dê núi ở xã Hướng Phùng

Ông Khưn cho biết thêm, dê nuôi trên đất bán sơn địa rất được khách hàng ưa chuộng, bởi dê thường leo núi, ăn các cây cỏ tự nhiên nên thịt săn chắc, thơm ngon. Với lợi thế đồng cỏ rộng, nguồn thức ăn dồi dào, đầu ra lại khá ổn định nên người dân trên địa bàn xã Hướng Phùng rất phấn khởi, hứng thú trong việc chăn nuôi dê núi. Thời gian để một con dê núi từ khi sinh ra đến lúc xuất chuồng trong vòng 6 - 7 tháng với cân nặng đạt từ 20 – 25kg thịt hơi, chu kỳ sinh sản của mỗi con dê cái khoảng 7 tháng/một lứa, mỗi lứa đẻ từ 1 - 2 dê con. Hiện mỗi cân dê núi được các thương lái trên địa bàn thu mua với giá dao động từ 100 - 120 ngàn đồng.

Gia đình anh Võ Văn Lai (29 tuổi) ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng nuôi gần 40 con dê núi, trong đàn này có 25 con dê cái đang vào thời kỳ sinh sản. Anh Lai cho biết, do thời gian chăm sóc, cho dê ăn cỏ chỉ diễn ra một buổi trong ngày nên anh chủ động được thời gian để làm thêm các công việc khác. Hiện đàn dê của gia đình anh sinh trưởng, phát triển tốt, ít gặp bệnh tật.

Anh Lai chia sẻ: “Gia đình tôi đầu tư, phát triển chăn nuôi đàn dê núi từ 3 năm trở lại đây. Trước kia, gia đình có chăn nuôi lợn nhưng do giá cả bấp bênh, không có lãi nên tôi quyết định chuyển sang chăn nuôi dê núi với hiệu quả kinh tế mang lại khá cao. Mỗi năm gia đình tôi cung cấp ra thị trường từ 30 - 50 con dê núi. Đầu năm nay, tôi đã xuất chuồng hơn 30 con dê trưởng thành với trọng lượng hơn 20kg mỗi con, trừ mọi chi phí lãi gần 30 triệu đồng”.

Cứ đến buổi chiều trong ngày, anh Lai lại chăn dắt đàn dê của mình đến những trảng đồi có nhiều cỏ cách nhà khoảng 1km để dê tìm kiếm thức ăn. Những ngày mưa dê không đi ăn được, anh tận dụng nguồn cỏ dại gần nhà, đảm bảo về nguồn thức ăn cho dê phát triển tốt.

Nhận thấy diện tích đồng cỏ trên địa bàn thôn khá rộng, chăn nuôi dê núi ít tốn công sức hơn các loại vật nuôi khác, giá cả lại ổn định nên ông Hà Ngọc Dương ở thôn Hướng Độ, xã Hướng Phùng đầu tư chăn nuôi gần 30 con dê núi theo hướng chăn thả.

Ông Dương cho biết, dê núi có sức đề kháng cao nên rất ít khi bị bệnh, chỉ một số bệnh nhẹ gặp phải như dê bị đỏ mắt, đau bụng nếu kịp thời phòng ngừa, chữa trị thì sẽ không ảnh hưởng gì về sức khỏe và quá trình sinh trưởng của dê. Còn về đầu ra cho dê núi thì thời gian qua trên địa bàn xã khá ổn định, chỉ liên lạc qua điện thoại thì các thương lái, nhà hàng ở huyện Hướng Hóa sẽ chủ động đến thỏa thuận giá cả và thu mua.

“Đầu ra cho dê núi khá ổn định, nhưng chúng tôi rất cần sự quan tâm, tư vấn của các cấp chính quyền về các phương pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi dê và nguồn giống để phát triển đàn dê theo hướng tốt nhất”, ông Dương tâm sự.

Thời gian qua không chỉ người Kinh mà còn có nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều trên địa bàn xã Hướng Phùng cũng phát triển chăn nuôi dê núi. Tuy số lượng chăn nuôi dê núi của đồng bào Vân Kiều còn nhỏ lẻ (mỗi hộ nuôi từ 8 - 15 con) nhưng từ hướng chăn nuôi này mang lại cho người dân nguồn thu nhập đáng kể. Anh Hồ Văn Gia (27 tuổi) dân tộc Vân Kiều, ở thôn Doa Củ, xã Hướng Phùng nuôi 8 con dê núi đang vào thời kỳ sinh sản. Tháng trước, anh Gia vừa xuất chuồng 5 con dê núi trọng lượng 23kg mỗi con với giá cả mà thương lái thu mua là 120 ngàn đồng/1kg thịt hơi. Trừ các chi phí đợt xuất chuồng vừa rồi gia đình anh Gia lãi 7 triệu đồng, đây là số tiền không hề nhỏ đối với người dân vùng cao.

Anh Gia cho biết: “Ngoài nguồn thu các nông sản khác như sắn, cà phê… chăn nuôi dê núi góp phần tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình tôi. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục chăn nuôi và nhân rộng đàn dê của gia đình để tăng thêm thu nhập và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường”.

Ngoài gia đình anh Hồ Văn Gia, ở xã Hướng Phùng còn có các hộ gia đình Vân Kiều khác như bà Hồ Thị Buôn (thôn Cợp), ông Hồ Thương (thôn Chênh Vênh)… chăn nuôi dê núi với số lượng từ 10 - 15 con theo hướng chăn thả.

Thực tế thấy rằng, việc phát triển số lượng đàn dê núi trên địa bàn xã Hướng Phùng thời gian qua đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, bên cạnh đó phát huy được thế mạnh của vùng đất gò đồi. Tuy nhiên, cùng với những kết quả khả quan đạt được, người chăn nuôi dê núi ở Hướng Phùng mong được sự quan tâm, hỗ trợ, tư vấn của nhà nước về khoa học kỹ thuật, lai tạo giống, cách trồng cỏ để chủ động được nguồn thức ăn, giúp đàn dê ngày càng phát triển, sinh trưởng tốt, góp phần nâng cao thu nhập và giúp người dân vươn lên làm giàu chính đáng.

ĐỨC NGHĨA

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang