Nguồn tin: Báo Yên Bái, 23/12/2015
Ngày cập nhật:
24/12/2015
Mùa đông năm nay mặc dù đến muộn hơn mọi năm song với các đợt rét sâu kèm theo hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng không nhỏ đến đàn gia súc trên địa bàn tỉnh.
Người dân các xã vùng cao chủ động nuôi nhốt và dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông.
Để đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc, ngành chuyên môn đã khuyến cáo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi về công tác phòng, chống đói rét cho gia súc, trong đó trọng tâm là 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành nên từ đầu vụ đông đến nay chưa có tình trạng trâu, bò bị chết đói, chết rét xảy ra ở 2 huyện vùng cao này.
Xác định vấn đề ổn định và duy trì đàn gia súc là một trong những nhiệm vụ chính để thúc đẩy phát triển chăn nuôi hàng hóa, nâng cao thu nhập xoá đói giảm nghèo cho người dân, ngay khi bước vào vụ đông năm 2015, UBND huyện Trạm Tấu đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban chức năng để xây dựng kế hoạch; đồng thời triển khai kế hoạch đến từng hộ chăn nuôi tại 69 thôn bản, khu phố của 12 xã, thị trấn trên địa bàn; phấn đấu trên 80% số hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn toàn huyện có chuồng trại nuôi nhốt; 100% số hộ chăn nuôi có thức ăn dự trữ cho gia súc.
Trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ của tỉnh cho các hộ nghèo làm cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc, huyện đã chỉ đạo các địa phương làm được 500 cây rơm và làm mới 665 chuồng trại để nuôi nhốt gia súc trước khi bước vào vụ đông, thực hiện đầy đủ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc với quyết tâm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho đàn gia súc trong mùa đông năm nay.
Cũng như Trạm Tấu, Mù Cang Chải cũng là địa phương có số lượng gia súc tương đối lớn, với trên 12.000 con trâu, gần 6.000 con bò và trên 4.000 con dê, với quan điểm “con trâu là đầu cơ nghiệp” nên ngay từ khi bước vào vụ đông năm 2015, thực hiện chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Mù Cang Chải cũng đã thực hiện hỗ trợ người dân 300.000 đồng/cây rơm và 1 triệu đồng cho người dân làm mới chuồng trại.
Đến nay, toàn huyện đã làm được trên 1.000 cây rơm dự trữ thức ăn cho đàn gia súc và gần 1.000 chuồng trại để nuôi nhốt gia súc. Đặc biệt, nhiều hộ không nằm trong diện được hỗ trợ cây rơm cũng đã tự giác mang rơm về dự trữ cho gia súc nhà mình. Cùng với đó, huyện còn chỉ đạo nhân dân ổn định và duy trì diện tích hơn 500 ha cỏ để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông năm nay.
Ông Phạm Tiến Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Nhiều năm trước tình trạng thả rông trâu bò trên đồi trên nương vẫn còn khá phổ biến ở các xã trong huyện, chính bởi vậy mà mùa đông năm nào cũng có tình trạng trâu bò bị chết đói, chết rét. Rút kinh nghiệm từ những vụ đông năm trước, ngay sau khi kết thúc vụ hè thu, huyện đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chăm sóc, bảo vệ và phát triển diện tích trồng cỏ; tận dụng các phụ phẩm trồng trọt như cây ngô, rơm rạ để tích trữ; kiểm tra, tu sửa lại chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo kín gió trong mùa đông, kiên quyết không để người dân thả rông trâu bò, nhất là những khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp”.
Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của địa phương mà 3 năm trở lại đây trên địa bàn huyện Mù Cang Chải không xảy ra tình trạng trâu bò bị chết đói, chết rét.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng đàn gia súc trên địa bàn toàn tỉnh có trên 643.500 con, trong đó đàn trâu trên 102.500 con, đàn bò gần 22.000 con, còn lại là gia súc khác như ngựa, dê. Với quyết tâm không để gia súc chết đói, chết rét trong mùa đông. Ngay khi bước vào vụ đông xuân 2015 - 2016 ngành nông nghiệp đã chỉ đạo UBND các huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện tốt một số biện pháp cấp bách phòng chống đói rét cho gia súc trong mùa đông này.
Đồng thời, tuyên truyền cho bà con nuôi nhốt gia súc tại chuồng, không thả rông, bổ sung thức ăn thô, xanh, tận dụng cả thân cây ngô, lạc... và cho gia súc ăn thêm thức ăn tinh như: gạo, bột ngô, cám và bổ sung khoáng, vitamin để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi; che chắn chuồng trại để tránh gió lùa, đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, ấm áp.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết hiện nay, các huyện thị vùng cao cần hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo quy định, cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu địa phương, thông tin kịp thời và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan, bị động trước diễn biến phức tạp của thời tiết; chủ động sử dụng ngân sách dự phòng để kịp thời phục vụ công tác phòng, chống rét cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, gia đình chính sách để gia cố, che chắn chuồng, trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn gia súc đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do đói, rét gây ra trên đàn gia súc.
Thanh Tân
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.