Nguồn tin: Khoa học phổ thông, 09/02/2015
Ngày cập nhật:
10/2/2015
Đệm lót sinh học là một biện pháp xử lý chất thải có xu hướng phát triển mạnh và bền vững, đảm bảo môi trường nuôi, đồng thời giảm khí phát thải nhà kính, trong thời kỳ biến đổi khí hậu.
Theo Cục chăn nuôi, chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng 65 - 70% về số lượng và sản lượng. Hình thức chăn nuôi vẫn đang chuyển dịch dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ sang chăn nuôi gia trại, trang trại. Công nghệ sử dụng đệm lót sinh học là một trong những công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc giảm mùi hôi, chất thải rắn, tiết kiệm được chi phí về công lao động, chi phí nước để vệ sinh chuồng trại. Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đem lại nhiều ưu điểm tích cực. Do không phải thay đệm lót trong suốt quá trình nuôi nên có thể giảm tối đa nhân công dọn chuồng và giảm nguyên liệu làm đệm lót tới trên 70%. Trong quá trình chăn nuôi, môi trường không bị ô nhiễm nên vật nuôi không mắc phải nhiều loại bệnh như tiêu chảy, bệnh hen, bệnh về da, hô hấp, tăng khả năng sinh trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn, tăng chất lượng thịt và trứng.
Qua nghiên cứu cho thấy, chăn nuôi trên đệm lót sinh học giúp cho người nuôi tăng thêm thu nhập từ khi bắt đầu thả nuôi đến khi xuất chuồng so với cách chăn nuôi truyền thống là 13,6 triệu đồng/1.000 con. Tuy nhiên, việc chưa nắm vững kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi cũng là vấn đề nan giải của các hộ chăn nuôi.
Ông Nguyễn Phú Thọ, một hộ chăn nuôi heo ở Đồng Tháp cho biết, đã 5 năm sử dụng đệm lót sinh học, nhưng đến nay vẫn thấy nó chưa thật sự mang lại hiệu quả cao do heo nuôi đạt đến trọng lượng trên 50 kg/con thì thải phân, nước tiểu nhiều mà chỉ tập chung một nơi nên trong quá trình chăn nuôi rất khó xử lý, tốn nhiều thời gian. Nếu ngăn ra từng khu vực cách ly để thả heo quay vòng cách nhau 3 - 4 tháng đệm lót lại chai cứng.
PGS.TS. Nguyễn Khắc Tuấn chia sẻ, nuôi heo đạt trọng lượng trên 60 kg thì cần có biện pháp ngăn chuồng để heo không thải phân, nước tiểu tập trung. Còn về đệm lót sinh học bị chai cứng là do một thời gian dài nhóm vi sinh vật trong đệm lót không có dinh dưỡng dẫn đến đệm chai cứng. Để khắc phục tình trạng trên nên xới tơi đệm lót, không để đệm trống trong thời gian dài.
Ông Mai Thế Hào, Cục chăn nuôi khuyến nghị, chăn nuôi phải tuân thủ theo quy trình tiêm phòng, cải tạo, thiết kế chuồng nuôi thông thoáng, xây dựng bể xi măng để heo nghỉ ngơi khi nóng, thả nuôi theo mật độ hợp lý. Hộ chăn nuôi phải cam kết về vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc sử dụng các vật liệu để làm đệm lót cũng phải có sự chọn lọc từ những sản phẩm thiên nhiên, không độc hại.
LÊ HOÀNG VŨ - NGUYỄN NHÂN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.