• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chăn nuôi dê: Dễ nuôi nhưng khó tìm giống

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 26/02/2015
Ngày cập nhật: 28/2/2015

Chăn nuôi dê chỉ cần ít vốn, đồng vốn lại quay vòng nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên ở những nơi khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên, việc chăn nuôi dê trên địa bàn tỉnh vẫn chỉ phát triển theo kiểu tự phát, nông dân vẫn chưa phát triển được đàn chỉ vì còn loay hoay với khâu tìm mua con giống…

Làng tiên phong… dần rời nghề

Thôn Phước Thuận, xã Đức Phú (Mộ Đức - Quảng Ngãi) “bén duyên” với nghề nuôi dê ngay từ những năm 1980. Nhận thấy được hiệu quả của việc chăn nuôi dê, từng có thời điểm, số gia đình tham gia chăn nuôi lên đến 40 - 50 hộ. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, đến nay số gia đình còn bám nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lý giải nguyên nhân đàn dê của thôn dần suy giảm, ông Đoàn Binh, một người chăn nuôi dê kỳ cựu của Phước Thuận, cho biết: “Lúc đầu nuôi dê khá lắm, nên mọi người đều chuyển qua chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, chẳng hiểu sao, dê con sinh ra hay bị cận huyết, còi cọc, tỷ lệ chết cao. Vì thế nhiều người bị lỗ vốn, đành bỏ nghề”.

Dù nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nông dân muốn mua con giống chất lượng, phải đến các tỉnh Quảng Nam, Bình Định.

Tự “bơi” trong chăn nuôi, chưa am hiểu kỹ thuật, con giống không được thay thế thường xuyên dẫn đến tình trạng đồng huyết trong đàn, khiến năng suất, chất lượng đàn bị giảm sút. Cách duy nhất ngăn chặn tình trạng đồng huyết, là mỗi năm, người nuôi dê phải đổi con đực giống một lần. Tuy nhiên, theo chia sẻ của bà con nông dân, do con giống ở Quảng Ngãi khan hiếm, muốn tìm mua thì phải lặn lội vào Bình Thuận hoặc Quảng Nam… nên người nông dân không còn mặn mà. “Giá như ở tỉnh mình bán dê giống chất lượng, thì bà con nông dân chúng tôi có thể yên tâm mở rộng đàn”, ông Binh trăn trở.

Để “cung” đủ “cầu”

Nhu cầu thịt dê cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh tăng cao. Giá mỗi ký dê hơi cũng đạt ngưỡng 180-200 nghìn đồng/kg. Thương lái đến tận nhà thu mua dê, nhưng không đủ để bán. Hơn nữa, dê có thể sinh trưởng tốt tại những vùng đất đồi núi khô cằn, hoang hóa, chính vì thế, bà con nông dân đang cần sự trợ lực để có thế nắm bắt cơ hội này phát triển kinh tế.

Ông Trịnh Lương Thơm - Phó Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi tỉnh cho biết: “Hiện, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đang chuộng loại dê Bách Thảo. Bởi loại dê này khá dễ nuôi và không kén chọn thức ăn. Nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi heo, bò. Tuy nhiên, do chăn nuôi dê chưa phổ biến… nên trung tâm chưa cung ứng được con giống”.

Để ngăn chặn tình trạng cận huyết, chết hàng loạt, ông Thơm khuyến cáo, bà con nông dân cần thay đổi dê đực giống hằng năm, đổi đực giống từ hộ này sang hộ khác, từ vùng này sang vùng khác.

Hơn 20 năm chăn nuôi dê, ông Nguyễn Nhung ở Đức Phú (Mộ Đức) cũng áp dụng theo phương thức này để ngăn chặn tình trạng cận huyết. Tuy nhiên, việc vận chuyển, tìm hộ gia đình có con đực giống chất lượng để đổi khá tốn công. Việc trao đổi con đực giống chủ yếu được ông Nhung thỏa thuận với các hộ chăn nuôi ở Bình Sơn. Bởi các hộ chăn nuôi ở đây gần với tỉnh Quảng Nam, nên việc mua con giống ở Trung tâm cung ứng giống cây trồng Quảng Nam cũng vì thế mà thuận lợi, dễ dàng hơn.

Ý Thu

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang