Nguồn tin: Người Lao Động, 08/01/2015
Ngày cập nhật:
9/1/2015
Không ít người chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng đang lâm vào cảnh điêu đứng khi một lượng sữa lớn sản xuất ra không thể tiêu thụ được
Không mua sữa mới phát sinh
Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.
Người chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng đang rất lo lắng cho đầu ra.
Trước động thái gây bất lợi cho người chăn nuôi của các doanh nghiệp thu mua sữa nguyên liệu tại địa phương, ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, nơi có đàn bò sữa lớn nhất huyện Đơn Dương, cho biết địa phương đã báo cáo sự việc lên UBND huyện đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc làm việc với doanh nghiệp để giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.
Theo UBND xã Đạ Ròn, chỉ tính riêng xã này hiện đã có hơn chục gia đình chăn nuôi bò sữa mới phát sinh sau, chưa ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sữa với bất kỳ doanh nghiệp nào, họ đang trong tình trạng ăn không ngon, ngủ không yên.
Trong khi sữa nguyên liệu không tiêu thụ được thì chi phí để nuôi một con bò sữa hiện nay là rất lớn, không thể dưới 3 triệu đồng/tháng.
Ế sữa, đem đổ!...
Người chăn nuôi bắt đầu lo lắng khi các doanh nghiệp ra “tối hậu thư” siết chặt chất lượng nguồn sữa, sản lượng sữa nhưng lo lắng hơn cả vẫn là không ký được hợp đồng tiêu thụ.
Ông Vũ Văn Tiến, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, cho biết gia đình ông có 2 con bò sữa, mua với giá 160 triệu đồng, thêm 20 triệu đồng làm chuồng trại nhưng đến nay không những không có lãi mà hằng tháng còn phải bù lỗ.
Hiện mỗi ngày, hai con bò của gia đình ông Tiến cho khoảng 25 lít sữa, do không bán được nên ông phải chở sữa nguyên liệu ra thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng) và lên Đà Lạt bỏ mối cho các cơ sở làm sữa chua với giá chỉ 5.000 đồng/lít nhưng rất thất thường. “Nhiều hôm bán không hết phải chở sữa về nhà, đem cho người quen, cho miết người ăn uống cũng chán. Mình lại không có thiết bị bảo quản nên đến tối mà không dùng hết là phải đổ vì sáng mai là có sữa mới rồi” - ông Tiến nói.
Theo nông dân này, không riêng gì gia đình ông, nhiều hộ khác tại xã Đạ Ròn cũng đang lâm vào tình trạng tương tự. Việc phải đổ bỏ sữa nguyên liệu đã trở thành thương xuyên hơn.
Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, cho biết quy hoạch chăn nuôi bò sữa của xã đến năm 2015 là 1.500 con, đến năm 2020 con số được ấn định là 2.000 con bò. Tuy nhiên, hiện nay đàn bò sữa của xã đã lên tới 2.431 con và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng do bò giống sinh sản.
Trong khi đó, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 13.300 con bò sữa, tăng 74% so với năm 2013, sản lượng sữa tươi đạt gần 40.500 tấn, tăng trên 45%. Đàn bò và lượng sữa tăng vượt tầm kiểm soát đã khiến người chăn nuôi mới phát sinh lâm vào cảnh khốn khó.
Thạch Thảo
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.