Nguồn tin: Báo Thái Nguyên, 30/03/2015
Ngày cập nhật:
31/3/2015
Trang trại nuôi lợn thương phẩm của gia đình anh Tạ Quang Viết, xóm Mới, xã Hà Châu (Thái Nguyên), cho thu lãi bình quân khoảng 200 triệu đồng/năm.
Những năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã chuyển từ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ lẻ sang quy mô trang trại và gia trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Tạ Quang Viết, chủ trang trại chăn nuôi lợn, thương phẩm quy mô lớn ở xóm Mới, xã Hà Châu cho biết: “Để có được trang trại như ngày hôm nay, tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở một số tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn... Từ những kiến thức tích lũy được cùng với số tiền vay từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện 200 triệu đồng, tôi đầu tư xây dựng trang trại với quy mô khoảng 1ha, gồm 8 dãy chuồng, mỗi dãy 12 ô để nuôi lợn thịt và lợn nái về nuôi theo hướng công nghiệp. Trang trại được xây dựng theo hướng khép kín, có máng ăn uống tự động và hệ thống hầm bể biogas để xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. Do chủ động được con giống từ hơn 40 con lợn nái nên dịch bệnh được kiểm soát, đàn lợn của gia đình luôn khỏe mạnh, phát triển ổn định. Hiện nay, mỗi lứa, trang trại của gia đình tôi duy trì khoảng 400 con lợn thịt, sau khi trừ chi phí cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm.
Cũng như anh Viết, ông Nguyễn Văn Dưỡng ở xóm Tân Sơn, xã Đào Xá cũng chọn phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp. Theo chia sẻ của ông Dưỡng thì trước đây, ông thường chăn nuôi gà và lợn với quy mô nhỏ lẻ nhằm tận thu các phụ phẩm từ trồng trọt ít đầu tư xây dựng chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhận thấy cần thay đổi tư duy, cách làm, ông đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng 300 triệu đồng để xây dựng trang trại. Với lợi thế diện tích vườn đồi rộng khoảng 1ha, ông đầu tư nuôi mỗi lứa hơn 2.000 con gà và 100 con lợn thịt, cho thu lãi 170 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, ông còn chuyển đổi 4.000m2 đất canh tác gần nhà sang đào ao nhằm tận dụng nguồn thức ăn cho cá từ chăn nuôi; mua máy xay sát kết hợp kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, phục vụ bà con phát triển kinh tế. Với tổng thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm, trang trại gia đình ông đã tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với thu nhập bình quân khoảng 3,5 triệu đồng/tháng/người.
Ông Lê Xuân Bảy, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Bình cho biết: Thời gian qua, những trang trại ở Phú Bình đã phát huy được hiệu quả nguồn vốn vay, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý sản xuất nên đã cho kết quả khả quan. Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 237 trang trại (tăng 5 trang trại so với 2014), trong đó có 1 trang trại trồng trọt và 1 trang trại chăn nuôi thủy sản, tập trung chủ yếu ở một số xã như Tân Khánh, Tân Thành, Đào Xá, Bảo Lý, Tân Kim... Cùng với việc nâng cao thu nhập, một số trang trại còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Bình quân một năm, tổng doanh thu từ các trang trại đạt trên 200 tỷ đồng, mỗi trang trại cho thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên và tạo việc làm cho 3-5 lao động. Hằng năm, để thúc đẩy kinh tế trang trại, Phú Bình đã tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở, chỉ đạo mở trên 200 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại vay vốn để mở rộng quy mô, đầu tư con giống; tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi; chú trọng công tác kiểm dịch động vật, các hoạt động giết mổ, thực hiện các biện pháp chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, giám sát tới tận người chăn nuôi để xử lý nhanh, kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra...
Ông Bảy cũng cho biết thêm: Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục khuyến khích các hộ dân phát triển kinh tế trang trại bằng việc quy hoạch mỗi xã có 1 khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận với nguồn vốn, nhất là nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Lao động làm việc tại các trang trại sẽ được tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Đồng thời, hướng dẫn các chủ trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có phương án xử lý và thực hiện nghiêm việc xử lý chất thải, nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường...
Trịnh Phương
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.