• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp phát triển cho ngành chăn nuôi – thú y

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 12/05/2015
Ngày cập nhật: 14/5/2015

Trên con đường phát triển, ngành chăn nuôi – thú y đã từng bước hoàn thiện ở qui mô công nghiệp. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, ngành chăn nuôi đang đứng trước nhiều thách thức. Làm gì để xây dựng hệ thống chăn nuôi an toàn và bền vững, đó là những nội dung chính được đặt ra tại Hội nghị khoa học Chăn nuôi - Thú y toàn quốc năm 2015 do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Hội Chăn nuôi và Hội Thú y Việt Nam tổ chức tại TP Cần Thơ vừa qua.

Thực trạng

Mức độ đầu tư cho công tác chọn tạo giống vật nuôi của nước ta vẫn còn khiêm tốn dẫn đến năng suất chất lượng giống vẫn còn thấp so vớ trong khu vực và quốc tế. Ảnh: VĂN CỘNG

Ngành chăn nuôi từ một ngành nhỏ lẻ trước thập niên 90 của thế kỷ trước, nay đã từng bước hoàn thiện ở qui mô công nghiệp, tiên tiến trên thế giới với mức tăng trưởng khá, đạt 3 - 6%/năm, đáp ứng gần 100% nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng trong nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn nông dân. Cùng đó, ngành chăn nuôi trang trại ngày càng phát triển nhanh, qui mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, ngành chăn nuôi đang đứng trước nhiều thách thức do còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà sản xuất và doanh nghiệp để xây dựng hệ thống chăn nuôi an toàn và bền vững. Một số dịch bệnh nguy hiểm vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, công tác quản lý giống vật nuôi ở các địa phương còn nhiều bất cập với những tồn tại lớn như: công tác quản lý giống còn nhiều bất cập, năng suất chăn nuôi, nhất là năng suất sinh sản thấp, giá thành chăn nuôi còn cao so với nhiều nước trong khu vực, hệ thống giết mổ, chế biến yếu kém, dịch bệnh nguy hiểm vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao, số hộ chăn nuôi qui mô siêu nhỏ chiếm tỷ trọng cao. Hệ thống chuồng trại của nhiều cơ sở chưa hợp lý nên khi bố trí hệ thống thiết bị hiện đại nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu của môi trường vẫn chưa được phát huy tác dụng…

Theo các chuyên gia, ngành chăn nuôi nước ta tồn tại các điểm yếu như: phát triển không bền vững về năng suất, giá cả; chất lượng một số giống vật nuôi thấp; hình thức tổ chức sản xuất còn cũ, manh mún và bị cắt khúc nên hiệu quả kinh tế không cao. Thêm vào đó, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, xử lý chất thải còn yếu, dịch bệnh, giết mổ thủ công vẫn còn tràn lan, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt về con giống, hiện nay, các cơ sở giống vật nuôi còn thiếu và yếu, không cung cấp đầy đủ nhu cầu đàn giống cấp bố mẹ cho sản xuất. Vì vậy, người dân đã sử dụng đàn thương phẩm chọn làm bố mẹ khá phổ biến (heo 70 - 75%, gà 59,7%, thủy cầm 15,7%...). Qua chương trình giống vật nuôi và các đề tài nghiên cứu, chất lượng một số giống vật nuôi đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, do mức độ đầu tư cho công tác chọn tạo giống vật nuôi của nước ta vẫn còn khiêm tốn và tổ chức thực hiện công tác giống vật nuôi còn hạn chế dẫn đến năng suất chất lượng giống vẫn còn thấp so với trong khu vực và quốc tế. Hầu hết các con giống có năng suất cao đều phải nhập khẩu, dẫn đến sản xuất lệ thuộc và bị động.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đức, Hội chăn nuôi Việt Nam, nhận định: “Các địa phương còn hạn chế về nguồn lực, việc thanh kiểm tra công tác giống chưa chặt và chưa bám sát vào các quy định của pháp lệnh giống vật nuôi, chưa hướng dẫn được các cơ sở sản xuất giống thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng. Cùng đó, hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi của nước ta chưa hoàn thiện, lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn về chăn nuôi từ trung ương đến địa phương còn yếu và thiếu nên việc triển khai công tác quản lý giống vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Các cơ sở giống vật nuôi của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) có công bố chất lượng nhưng nhiều cơ sở công bố không phù hợp với quy định hiện hành về chỉ tiêu và định mức kinh tế kỹ thuật”.

Chiến lược phát triển

Trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của bất kỳ quốc gia nào thì quan trọng hàng đầu là phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn vì đội ngũ này có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển khoa học công nghệ và định hướng đào tạo trong giáo dục. Tuy nhiên đội ngũ này còn quá ít. Tính đến hết tháng 1-2015, cả nước chỉ có 4 giáo sư và 74 phó giáo sư hoạt động trong ngành chăn nuôi và thú y, tính cả số lượng giáo sư, phó giáo sư nghỉ hưu đang công tác thì cũng chỉ khoảng trên 100 người. Bên cạnh đó, Ngành chăn nuôi và thú y chỉ có 5 trường chính quy đào tạo cán bộ có trình độ đại học trở lên. Đồng thời các trường và viện chưa xây dựng được chiến lược bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn, đồng thời cũng chưa có chính sách thích hợp để tạo điều kiện và thúc đẩy đội ngũ cán bộ khoa học phấn đấu đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, cần thực hiện đồng độ các giải pháp, trong đó giống đóng vai trò then chốt vì giống có thể làm tăng năng suất 10 - 20%. Năm 2015, ngành chăn nuôi phấn đấu mức tăng trưởng 4 - 5% so với năm 2014, trong đó, sản phẩm thịt heo hơi tăng 2,6%, thịt gia cầm tăng 6,7%, thịt trâu bò tăng 3,8%; sản lượng trứng tăng 9,8% và sữa tươi tăng 11,8%. Để đạt được mục đích trên, theo các chuyên gia ngành, ngành chăn nuôi cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp, trong đó ưu tiên tập trung làm tốt công tác giống.

Tiến sĩ Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng: “Trong nền kinh tế thị trường, thực tế sản xuất chăn nuôi hiện nay cho thấy, để tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chất lượng và an toàn, cần phải xây dựng và tổ chức theo chuỗi giá trị, trong đó có sự tư vấn giám sát từ khâu đầu vào sản xuất, giết mổ tới khâu vận chuyển, bảo quản, đóng gói và phân phối sản phẩm. Đồng thời phải có chiến lược quảng bá sản phẩm nhằm khai thác lợi thế của sản phẩm. Để thực hiện tốt, cần phải có sự quy hoạch chăn nuôi, cơ chế cụ thể và sự tham gia của các cơ quan chức năng để cấp giấy chứng nhận cho các khâu trong chuỗi sản xuất, giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa sau khi giết mổ, chế biến. Bên cạnh đó là cần có sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm sạch, xử lý những sản phẩm không đúng, hàng nhái hàng kém chất lượng trôi nổi cùng những sản phẩm sạch”.

Khánh Nam

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang