• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm trang trại, "hái" tiền tỷ

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 04/06/2015
Ngày cập nhật: 5/6/2015

Từ một tiểu thương chuyên sản xuất gạch thủ công và buôn bán, ông Nguyễn Đức, thôn Đồng Nhơn Nam, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã chuyển sang làm nông nghiệp với mô hình kinh tế trang trại lên đến hàng tỷ đồng. Ông là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi trong nhiều năm.

Bỏ thương sang nông

Trên diện tích đất rộng trên 20ha, ông Nguyễn Đức tập trung trồng keo, trồng cỏ và xây dựng 3 khu chuồng trại chăn nuôi bò, gà. Hôm chúng tôi đến, ông vừa xuất bán 7 con bò vỗ béo, thu về gần 100 triệu đồng. Ông Đức bảo, bán bớt để giao lại chuồng bò cho con trai. Bởi sau khi tốt nghiệp đại học, con trai ông không đi làm ở cơ quan nhà nước mà lại quyết tâm ở nhà làm kinh tế trang trại giống ông.

Ông Nguyễn Đức chăm sóc đàn bò mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhắc đến quá trình lập nghiệp của mình, ông Đức cho biết: “Hồi đó, mặc dù việc sản xuất gạch và buôn bán của gia đình tuy có khó khăn nhưng cũng có công ăn việc làm. Khi tôi quyết định bán lại lò gạch, nghỉ buôn bán và chuyển sang làm trang trại đã vấp phải không ít lời bàn tán của người thân và bà con chòm xóm. Năm 2002, ông Đức được tỉnh cho đi tham quan một số mô hình kinh tế trang trại ở Hà Nội. Đến năm 2004, khi Nhà nước khuyến khích làm kinh tế trang trại và ở địa phương cũng có cơ chế cho thuê đất làm kinh tế trang trại, ông quyết định ký hợp đồng thuê 13,5ha đất tại Gò Cao với số tiền đóng góp ngân sách địa phương là 20 triệu đồng để trồng rừng và chăn nuôi.

Đất cằn đã nở hoa

Hơn 10 năm gắn bó với mô hình kinh tế tổng hợp, đến nay, ông Nguyễn Đức đã có một cơ ngơi đồ sộ. Nhìn dáng người nhỏ bé, nước da sạm đen vì bao năm lam lũ, ít ai nghĩ rằng, ông Đức là chủ một trang trại kinh tế tiền tỷ. Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, ông Đức đã trải qua bao nhiêu đêm “ăn rừng, ngủ rừng”. Đồng thời bỏ ra hàng trăm triệu đồng để thuê xe cơ giới san ủi hơn chục hecta đất đồi thành những thửa đất vuông vức, bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi.

Nhờ chịu khó học hỏi và tìm kiếm tư liệu từ các kênh thông tin, ông Đức đã có nhiều cách làm hiệu quả, nâng cao năng suất. Bởi lâu nay, đa số nông dân trồng rừng chỉ bỏ công đầu tư ban đầu rồi sau đó đợi đến kỳ thu hoạch nên năng suất đạt không cao. Còn ông Đức thì khác hẳn. Bởi thế nên trung bình 1ha keo của ông Đức luôn đạt mức 130 – 150 tấn. Trong khi đó những rừng keo của nông dân khác chỉ đạt khoảng 80 tấn/ha. Nói về bí quyết trồng rừng đạt năng suất của mình, ông Đức chia sẻ: “Đừng nghĩ cây keo là không cần chăm sóc.

Lúc mới trồng cây con xuống đã phải bón lót. Keo lên được khoảng 3 – 4 tháng, bắt đầu bón phân cho những cây nhỏ để chúng phát triển kịp những cây lớn hơn. Sau 6 tháng, tiến hành tỉa cành và tiếp tục bón phân. Tuy nhiên, khi keo đã hơn một năm tuổi thì không nên bón phân vì cây phát triển tốt lúc còn non sẽ bị ngã đổ khi gặp gió. Và đến năm thứ 2 lại tiếp tục bón phân. Cứ như quy trình ấy thì cây sẽ đạt năng suất cao”. Nhờ cách làm trên, mỗi năm ông Đức thu lợi từ keo hơn 400 triệu đồng.

Không chỉ đầu tư trồng rừng, ông còn mạnh dạn vay 100 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách và mượn thêm anh em, người quen mua thêm đất để trồng cỏ nuôi bò. Đến nay, ông có 12 con bò cái sinh sản và 15 con bò vỗ béo. Trung bình mỗi năm ông thu nhập trên 600 triệu đồng. “Cũng nhờ có trang trại này mà tôi mới có tiền trả nợ, nuôi 4 đứa con đi đại học và bây giờ còn có dư để mua đất, mua nhà cho con”, ông Đức cho hay.

Bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế, ông Đức còn tích cực trong các phong trào của địa phương và sẵn sàng giúp đỡ người khác vươn lên trong cuộc sống. Với những thành tích vượt khó, vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế địa phương, ông Nguyễn Đức đã được Bộ NN&PTNT, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh tặng bằng khen và nhiều giấy khen khác của cấp huyện, xã.

HỒNG HOA

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang