Nguồn tin: Báo Bình Phước, 15/01/2015
Ngày cập nhật:
16/1/2015
Chế phẩm Balasa N01 là một trong những tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và được người chăn nuôi cả nước biết đến, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi gà, heo.
Lợi thế
Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.
Sử dụng đệm lót sinh thái trong nuôi heo giảm tỷ lệ mắc nhiều bệnh. Ảnh: A.B
Ngoài ra, sử dụng đệm lót sinh học Balasa N01, nông dân không phải tắm cho heo nên trong chuồng trại rất ít ruồi muỗi và không có nguồn nước thải ra môi trường, chuồng trại được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát như lở mồm long móng, dịch tai xanh trên heo...
Đệm lót sinh học Balasa N01 còn có ưu điểm khác như không phải thay dọn phân thường xuyên giúp giảm nhân công lao động và tiền điện, nước nên tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí thuốc thú y để điều trị bệnh, làm giảm giá thành và tăng hiệu quả sản xuất, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc mà tránh được những mâu thuẫn nảy sinh do chăn nuôi gây ra.
Môi trường đệm lót sinh học còn tạo điều kiện cho heo được vận động nhiều, không bị stress. Điều đó giúp giảm tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi; sản phẩm có độ vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao, chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Và những bất cập
Mặc dù có nhiều ưu điểm khi áp dụng chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học Balasa N01 nhưng hiện mức áp dụng chưa được phổ biến do có nhiều nông dân chưa biết, chưa tiếp cận được kỹ thuật làm đệm lót hoặc bởi những nhược điểm khác...
Trở ngại mà người chăn nuôi gặp phải khi thực hiện đệm lót sinh học dùng cho chăn nuôi heo trước hết là phải thay đổi tập quán chăn nuôi. Do quen với cách chăn nuôi truyền thống nên người chăn nuôi bê tông chuồng trại nên không dễ phá bỏ, cải tạo để phù hợp với cách mới. Việc nuôi heo với mật độ thưa nên chưa tận dụng tối đa quỹ đất. Đệm lót mùn cưa sau một thời gian dùng bị nén chặt gây khó khăn cho việc xới tơi hoặc khô quá tạo nên môi trường nhiều bụi khiến đàn heo dễ bị bệnh đường hô hấp. Mặt khác, vấn đề truyền thông đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của người chăn nuôi. Việc tiếp cận kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho người chăn nuôi chưa thuận lợi, nhất là các hộ chăn nuôi ở vùng sâu, xa.
Nguyễn Xuân Trường
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.