• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người "Cù Lần" thuần dưỡng đàn dê có bờm sư tử

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 12/08/2015
Ngày cập nhật: 13/8/2015

Ngày 11/8, đoàn công tác Sở KH&CN Lâm Đồng, do PGS-TS Lê Xuân Thám - Giám đốc Sở dẫn đầu đến khảo sát đàn dê núi có lông, bờm giống sư tử tại khu du lịch Làng Cù Lần (thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng).

Đàn dê còn mang tính hoang dã rất cao

Đàn dê có 19 con, trong đó 12 con đực, 7 con cái, hầu hết đều có lông, bờm đẹp, khỏe mạnh, mang tính hoang dã cao. Theo người dân Làng Cù Lần, đây là loài dê được những con sơn dương ở rừng quốc gia Bidoup Núi Bà giao phối với dê cỏ của đồng bào bản địa sinh ra từ nhiều năm trước, nên mọi người gọi là dê sơn dương.

Chủ nhân Làng Cù Lần Văn Tuấn Anh, cho biết: xuất xứ của đàn dê ban đầu chỉ có 3 con, trong đó 2 đực và 1 dê cái. Theo ông Tuấn Anh, cách đây hơn 2 năm, tình cờ quen được một người đồng bào dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên, vì biết ông thích sưu tầm, bảo tồn những con vật quý hiếm nên đưa đi xem cặp dê sơn dương (con cái đang mang bầu) của một hộ đồng bào dân tộc ít người tại thôn Long Lanh (Lạc Dương). Vừa nhìn thấy cặp dê, ông như bị thôi miên, bị cuốn hút bởi vẻ đẹp hoang dã của nó. Đồng bào cho biết nó là dê sơn dương chính hiệu của Lâm Đồng, nên ông nài nỉ, thương lượng mua cho bằng được với mục đích đưa về thuần dưỡng, nhân đàn nhằm bảo tồn loài thú bản địa quý hiếm. Sau khi mua được dê, ông đưa về thả nuôi trong môi trường bán hoang dã ở một khoảnh rừng rộng hơn 2ha trong Làng Cù Lần.

Thực hiện lời dặn của chủ nhân cặp dê, ông Tuấn Anh đưa dê thả vào môi trường rừng tự nhiên, để nó tự đào hang trú ẩn, tự tìm thức ăn chứ không có bất cứ một hỗ trợ nào của con người, ngoại trừ cắt cử hai dân làng thay phiên trông coi, không để dê thoát ra rừng. Và rồi, sau 3 tháng thả nuôi, dê mẹ sinh được 2 con rất đẹp. Thời gian sau, đàn dê tiếp tục phát triển và tăng đàn rất nhanh.

Hai chú dê con vừa chào đời trong rạng sáng cùng ngày

Anh Trần Văn Thanh (cư dân Làng Cù Lần, người trực tiếp trông coi đàn dê), cho biết: Đàn dê rất thích hợp với môi trường bán hoang dã ở làng nên phát triển nhanh, từ 2 con bố mẹ ban đầu, nay tăng lên 19 con, và một con dê mẹ cũng vừa hạ sinh thêm 2 dê con, nhân đàn lên 21 con. Cũng theo anh Thanh, đàn dê này có 5 con đã “thân thiện” với con người, nói là thân thiện nhưng nó cũng rất dữ khi nổi khùng và sẽ húc bất cứ ai đến gần; số còn lại thì lại khá nhút nhát, thấy người là bỏ trốn vào hang. “Đàn dê này lớn đều có hình thể, màu lông, bờm tựa sư tử rất đẹp. Chúng chỉ thích ăn cỏ tạp và các loại lá cây, tự đào hang để ngủ, những đêm trăng sáng cả đàn kéo nhau lên đồi gặm cỏ, và đàn dê không hề bị bệnh như dê nuôi nhốt” - anh Thanh nói.

Trong khi đó, sau khi xem hình, dựa trên các cứ liệu khoa học và tiêu bản nhận diện loài sơn dương, một cán bộ của Phòng Bảo tồn (Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng), đã cho rằng đây là loài dê đẹp, có khả năng thích hợp ở vùng Lâm Đồng, có thể phát triển để làm kiểng, phục vụ du lịch sinh thái. Tuy nhiên, cũng khẳng định đây không phải là loài sơn dương mà chỉ là dê nuôi, nhưng loại nào, vùng nào thì cần phải có nghiên cứu thấu đáo mới có thể khẳng định được.

PGS-TS Lê Xuân Thám trực tiếp khảo sát đàn dê

PGS-TS Lê Xuân Thám - Giám đốc Sở KH&CN Lâm Đồng đã nhận định bước đầu: “Với bộ lông dày, xoáy lưng rõ, bờm dài, sừng cong… đàn dê thể hiện tính hoang dã rất cao. Nếu đúng đàn dê có nguồn gốc lai từ sơn dương của rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà thì đây là động vật quí hiếm của tỉnh, cần phải bảo tồn và phát triển”. Tuy nhiên, PGS-TS Lê Xuân Thám cũng cho rằng, để xác định rõ nguồn gốc đàn dê, Sở KH&CN sẽ tổ chức lấy mẫu giám định gen để xác định dê lai từ nguồn nào thì mới có kết luận chính xác.

Những con dê có lông và bờm giống sư tử

Đi cùng đoàn khảo sát, chuyên nghiên cứu về động vật của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên Nguyễn Thị Phương Mai cho biết: Lần đầu bà thấy đàn dê hình thể, màu lông lạ giống sư tử; tại Bảo tàng Sinh học của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên chưa có mẫu sưu tập động vật tương tự đàn dê này. Có thể dùng sinh học phân tử, nghiên cứu di truyền ADN sẽ khẳng định được đàn dê này lai từ dê bản địa hay từ một giống dê khác.

Trước mắt, trong khi chờ đợi lấy mẫu giám định, PGS-TS Lê Xuân Thám cũng đề nghị chủ nhân đàn dê không nên cho lai tạo với các loại bên ngoài để bảo toàn nguồn gen.

Sơn dương - Naemorhedus (Capricomis) Sumatraensis; tên gọi khác là Dê rừng, dê núi, con than. Đặc điểm nhận dạng, có bờm lông cao từ đỉnh đầu tới vai; cằm, dưới mõm và ngực có các đốm trắng, chân từ khuỷu xuống màu trắng đục, sừng đen tròn, nhọn hơi cong về phía sau, gốc sừng có nhiều ngấn tròn (lưu ý, gốc sừng dê nhà có hình vuông), tình trạng bảo vệ thuộc phụ lục I Cites thuộc nhóm IB nhóm động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam

Thụy Trang

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang