• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gà nhập khẩu “đá bại” gà trong nước

Nguồn tin: Nhân Dân, 13/08/2015
Ngày cập nhật: 16/8/2015

Người chăn nuôi gà đang đối mặt nguy cơ thua lỗ vì giá gà giảm mạnh.

Suốt 11 tháng qua, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đều đang bán dưới giá thành. Ước tính với số lỗ khoảng 10 nghìn đồng/con gà như hiện nay, trong 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỷ đồng.

Đây là thông tin được Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết tại buổi làm việc với Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương tại Đồng Nai vào ngày 13-8 về việc thịt gà nhập khẩu bán giá “siêu rẻ” ở thị trường trong nước.

Gà nhập khẩu “siêu rẻ”

Ông Nguyễn Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết, hiện nay người chăn nuôi đều phải cắn răng chịu lỗ vì tiền đầu tư vào trang trại, nhà máy quá lớn nên không thể dừng lại được”.

Theo thống kê, năm 2013, thịt gà nhập khẩu về Việt Nam có giá bán vào khoảng 27 - 28 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán thịt gà nhập khẩu sáu tháng đầu năm nay “đột nhiên” giảm xuống chỉ còn 17 - 20 nghìn đồng/kg. Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho rằng, nếu giá thịt gà nhập khẩu bán 20 nghìn đồng/kg thì tương đương với 15,2 nghìn đồng/kg gà sống (gà hơi). Trừ chi phí cấp đông, chi phí nhà phân phối, chi phí vận chuyển, thuế… thì giá thành gà hơi chưa tới 10 nghìn đồng/kg. Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ đưa ra so sánh, giá thức ăn cho gà ở nước nhập khẩu thịt gà và ở Việt Nam chênh lệch không nhiều nhưng giá gà hơi ở nước ta đắt hơn tới 15 nghìn đồng/kg là vô lý.

Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu khoảng 80 nghìn tấn thịt gà các loại, trong sáu tháng đầu năm nay đã nhập khẩu hơn 50 nghìn tấn. Ông Nguyễn Văn Quyết phân tích: “Trong cơ cấu giá thành nuôi gà, toàn bộ con giống đều phụ thuộc vào 2-3 nhà cung cấp chính. Thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam trong nước cao hơn các nước do phải nhập khẩu, thuộc thú ý phải dùng nhiều hơn do dịch bệnh nhưng bù lại giá nhân công rẻ hơn nhiều”.

“Do đó, giá thành chăn nuôi gà của Việt Nam đã ngang bằng với các nước trong khu vực và không cao hơn nhiều so với các nước nhập khẩu thịt gà. Với mức giá bán rẻ và lượng nhập khẩu gà lớn như hiện nay đã khiến giá gà trắng trong nước liên tục giảm mạnh. Gà nhập khẩu “đá bại” gà trong nước.”, ông Quyết bức xúc nói.

Người chăn nuôi điêu đứng

Với việc nhập khẩu thịt gà mỗi tháng lên đến 6.000 tấn thịt đùi, cánh gà. Nếu quy đổi số lượng thịt gà này ra gà (2,5kg/con) thì tương đương với ba triệu con gà thịt/tháng. Trong khi đó, toàn ngành chăn nuôi gà ở nước ta mỗi tháng thu hoạch khoảng 8 - 8,4 triệu con. Điều này có nghĩa là gà nhập khẩu đã chiếm khoảng 40% tổng sản lượng gà công nghiệp được nuôi trong nước.

Theo thống kê từ Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, cả nước có khoảng 5.000 trang trại nuôi gà với tổng vốn 15 nghìn tỷ đồng. Nếu các bộ, ngành liên quan không nhanh chóng điều tra, làm rõ giá gà nhập khẩu được bán với giá rẻ “bất ngờ” thì không những ảnh hưởng đến đời sống 15 nghìn nông dân liên quan đến nuôi gà, mà còn kéo theo hệ lụy các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy giết mổ, nhà máy thuốc thú y… cũng bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho hay: “Tình hình thịt gà nhập khẩu bán với giá rẻ không chỉ mới xảy ra, mà trước đó, từ năm 2011 đã có “dấu hiệu” này. Nhưng hiện nay giá gà nhập khẩu được bán với giá rẻ khiến người nuôi gà gặp rất nhiều khó khăn. Tôi muốn có sự cạnh tranh công bằng giữa người nuôi gà trong nước với các nước xuất khẩu thịt gà vào Việt Nam. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ về nguồn gốc thịt gà nhập khẩu có an toàn thực phẩm không, cũng như chứng minh việc giá bán như hiện nay là phù hợp”.

Còn Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương Nguyễn Phương Nam cho rằng, tình trạng này xảy ra từ năm 2011 nhưng do Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ thông báo chậm nên đến nay Cục Quản lý cạnh tranh mới biết. Cục đã và đang cùng với các hiệp hội, doanh nghiệp, người chăn nuôi… phối hợp tìm ra các giải pháp để bảo đảm ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

CAO TÂN

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang