• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tái phạm sử dụng chất cấm: Do quản lý kém?

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 07/09/2015
Ngày cập nhật: 10/9/2015

Thời gian gần đây, Chi cục Thú y Đồng Nai liên tục tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất các trang trại chăn nuôi và lấy mẫu xét nghiệm chất cấm. Trong đó, đoàn kiểm tra cũng đã lấy mẫu xét nghiệm từ các trang trại chăn nuôi có lô heo dương tính với chất cấm theo kết quả kiểm tra của Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh.

Đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y Đồng Nai phối hợp với Công an huyện Thống Nhất kiểm tra kho thức ăn chăn nuôi tại trang trại của ông Nguyễn Thanh Xuân (xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất).

Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục thú y Đồng Nai, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu vì vẫn còn lỗ hổng trong khâu quản lý, và quy định xử phạt vi phạm này chưa đủ sức răn đe khiến việc tái phạm trong sử dụng chất cấm vẫn diễn ra.

* Khó truy nguyên nguồn gốc

Khi đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y Đồng Nai kiểm tra đột xuất tại trang trại chăn nuôi Tuyết An (xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) vào ngày 3-9, bà Đỗ Thị Tuyết An, chủ trang trại tỏ ra bất ngờ về việc trang trại có lô heo dương tính với chất cấm. Bà An khẳng định, trang trại không hề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Trước đó, theo công văn của Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh về kết quả xét nghiệm 1 lô heo được kiểm dịch theo giấy CNKD số 1535552/CN - KDĐNNT do Chi cục Thú y Đồng Nai cấp ngày 18-8-2015 xuất phát từ cơ sở chăn nuôi Đỗ Thị Tuyết An dương tính với chất cấm. Tuy nhiên, bà An lại khẳng định trong ngày 18-8, trại không xuất heo nên lô heo bị Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh phát hiện nhiễm chất cấm không phải là heo của trang trại, đề nghị đoàn chức năng điều tra, làm rõ nguồn gốc của lô heo vi phạm để không gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Xuân, chủ trang trại tại xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) cũng khẳng định, lô heo dương tính với chất cấm theo kết luận của Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh không phải của trang trại vì không trùng khớp về ngày xuất, số lượng và cả về số xe chở hàng. Theo phản ánh của các trang trại chăn nuôi, khi bán heo, trang trại cung cấp giấy chứng nhận tiêm phòng về lô heo bán để thương lái có căn cứ làm giấy kiểm dịch. Tuy nhiên, do trên giấy tiêm phòng này không hề có thông tin ngày xuất, số lượng heo… nên thương lái dễ dàng lợi dụng kẽ hở về thời gian để tổ chức mua heo về vỗ béo rồi mới đưa đi kiểm dịch; hoặc dùng giấy tiêm phòng của trang trại uy tín về chất lượng để chứng mình nguồn gốc cho heo trôi nổi thu gom ngoài thị trường.

* Quá nhiều khâu hở

Ông Trần Văn Quang nhận xét, kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh về những lô heo xuất xứ từ trang trại chăn nuôi Đồng Nai dương tính với chất cấm là chưa đủ cơ sở để xử phạt người chăn nuôi. Thực tế, việc truy xuất nguồn gốc của heo xuất trại gặp nhiều khó khăn vì quy trình kiểm dịch hiện nay còn nhiều lỗ hổng.

Cán bộ của đoàn kiểm tra đang niêm phong mẫu xét nghiệm chất cấm.

Cụ thể, theo Quyết định 86 và Quyết định 15 về quy trình kiểm dịch, chỉ cần chủ lô hàng cung cấp bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng hoặc bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không quá 24 giờ, kiểm dịch viên phải cấp giấy kiểm dịch để xuất hàng. Quy trình kiểm dịch không có nội dung kiểm tra chất cấm. Giấy chứng nhận tiêm phòng có thời hạn sử dụng trong 6 tháng, trong khi đó lúc bán heo, chủ trại không ghi ngày, giờ, số lượng heo lên giấy chứng nhận đã tạo kẽ hở cho thương lái gian lận. Thực tế, Đồng Nai đã từng xảy ra nhiều vụ việc thương lái thu mua heo từ một số công ty lớn, uy tín và dùng giấy chứng nhận tiêm phòng của đơn vị này để làm nguồn gốc xuất xứ cho heo trôi nổi ngoài thị trường.

Trước tình trạng này, Chi cục Thú y Đồng Nai đã triển khai ngay việc yêu cầu chủ các lô hàng khi đi đăng ký kiểm dịch động vật phải xuất trình chứng minh nhân dân. Đây là cơ sở để xác định đúng người chủ của lô hàng để khi xảy ra sự cố, các cơ quan chức năng có đầu mối để truy xuất nguồn gốc lô hàng. Chi cục Thú y Đồng Nai cũng cử một số cán bộ về kiểm dịch ngay tại trang trại chăn nuôi để hạn chế bớt tình trạng gian lận của thương lái thu mua. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời vì lực lượng cán bộ thú y có hạn trong khi số lượng trang trại, hộ chăn nuôi của Đồng Nai là rất lớn.

Bình Nguyên

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
29/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
28/12/2015
27/12/2015
27/12/2015
26/12/2015
26/12/2015

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59

Các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang