Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 15/06/2017
Ngày cập nhật:
18/6/2017
Sáng 15/6, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Nuôi tôm kiểm soát dịch bệnh”.
Từ năm 2014 đến nay, sau những dịch bệnh và lao dốc, nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh đang dần hồi phục. Các hộ dân có nguồn tài chính đã mạnh dạn học hỏi, cải tiến ứng dụng các quy trình mới vào sản xuất, cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm được chú trọng đầu tư theo đúng yêu cầu kỹ thuật và có tính kỷ luật trong việc tuân thủ mùa vụ. Chính vậy, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng cho thấy sự phát triển trở lại một cách ổn định. Tuy vậy, thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, thị trường biến động không ổn định, gây khó khăn cho các ngư dân trong quá trình đầu tư nuôi tôm. Vấn đề lớn nhất đặt ra là trong bối cảnh hiện nay, làm sao để tổ chức cho các hộ dân có nguồn kinh phí hạn hẹp vẫn có thể nuôi tôm có hiệu quả? Và làm sao để kiểm soát được các yếu tố đầu vào của nghề nuôi tôm như tôm giống, thức ăn?
Tại hội thảo, ông Phạm Kim Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư đã hướng bà con nông dân đến một quy trình nuôi tôm thương phẩm hiệu quả nhất, đó là “Quy trình nuôi tôm có trách nhiệm”. Trong đó, nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm thẻ nói riêng cần có sự phối hợp, thống nhất và cùng hành động. Nuôi tôm muốn đạt được hiệu quả về kinh tế, có được sản phẩm an toàn, được cộng đồng chấp nhận và không ảnh hưởng tới môi trường – hướng bền vững thì cần tuân theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, đồng thời bà con hướng tới biện pháp nuôi như: GAP, VietGAP hay hướng GAP; như một số mô hình mà Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư đã thực hiện trong những năm qua chính là hướng tới “có trách nhiệm” trong nuôi tôm; những biện pháp nuôi này không tốn quá nhiều chi phí của bà con.
Tiến sỹ Lương Thanh Sơn – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật đã giới thiệu rõ hơn cho bà con ngư dân về hướng quản lý nhà nước đối với một số yếu tố đầu vào, đầu ra trong quá trình nuôi tôm thẻ thương phẩm. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan kiểm soát dịch bệnh và cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản chính là tiền đề tháo gỡ khó khăn hiện nay cho bà con. Song song đó, cơ quan chuyển giao tiến bộ mà trực tiếp là Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư luôn đồng hành cùng bà con. Thời gian đến, sẽ phối hợp thử nghiệm và triển khai nhân rộng các mô hình nuôi tôm thương phẩm có hiệu quả, giúp cho nghề nuôi tôm tỉnh nhà phát triển hơn nữa.
K.Hằng
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.