• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề nuôi cá thát lát

Nguồn tin: Sài Gòn giải phóng, 28/06/2017
Ngày cập nhật: 29/6/2017

Cá thát lát là một trong những loài cá nước ngọt phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, loài cá này đã và đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Mô hình khuyến nông “Nuôi cá thát lát thương phẩm” tại huyện Củ Chi

Hiện nay, nguồn cá thát lát ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt do tình trạng khai thác bừa bãi, thiếu khoa học, trong khi nhu cầu trên thị trường ngày càng tăng nên giá bán cá thát lát cao hơn nhiều so với các loài cá nước ngọt khác. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, đồng thời đa dạng hóa các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt, bà con nông dân nên quan tâm đến mô hình nuôi cá thát lát.

Đây là loài cá ăn tạp, thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái nước ngọt khác nhau như sông, rạch, ao, hồ, ruộng lúa… Cá có thể sống trong môi trường nước có hàm lượng oxy trên 4mg/lít, pH 7 - 8, khí Amoniac 0,0125mg/lít nước.

Anh Trần Ngọc Châu (ngụ số 1 đường 614, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi), hộ tham gia mô hình khuyến nông “Nuôi cá thát lát thương phẩm”, chia sẻ: Để mô hình đạt hiệu quả kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro, người nuôi cần có những hiểu biết cơ bản về loài cá này, như kích cỡ cá thả nuôi phải khoảng 10cm/con, mật độ 5 - 10 con/m².

Thả cá lúc trời mát, trước khi thả cá phải ngâm bao chứa cá trong ao khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao cá, sau đó mở miệng bao cho nước ao vào bao để cá tự bơi ra.

Theo dõi cá ăn và điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày cho phù hợp, hạn chế thức ăn dư thừa vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, tăng chi phí không cần thiết. Khi thay đổi sang một loại thức ăn mới, cần chuyển từ từ, mỗi lần cắt giảm thức ăn cũ khoảng 20% và thay thế bằng thức ăn mới, cho đến khi cá quen dần thức ăn mới.

Tránh thay đổi thức ăn đột ngột, cá sẽ ăn ít hoặc không ăn, dẫn đến gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm lớn, phân đàn, dễ bệnh, hao hụt nhiều.

Ngoài ra, chất lượng nước ao nuôi cần đảm bảo sạch và ổn định, thay nước định kỳ 7 ngày/lần, mỗi lần thay 20% - 30% lượng nước trong ao. Tuyệt đối hạn chế cá tạp trong ao nuôi.

Với lượng cá thả nuôi ban đầu là 20.000 con, trên diện tích ao nuôi 2.000m², sau 9 tháng nuôi có thể thu được 3.600kg cá, giá bán bình quân 50.000 đồng/kg, lợi nhuận hơn 100 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí (giống, thức ăn, nhân công, vật tư...). Mô hình nuôi cá thát lát thương phẩm góp phần tăng thu nhập cho nông hộ, tạo việc làm cho nguồn lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Để biết thêm chi tiết về kỹ thuật nuôi cá thát lát, bà con có thể liên hệ Trung tâm Khuyến nông TPHCM, số 98 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TPHCM (điện thoại 39313016 - Phòng Kỹ thuật).

Th.S Liễu Kiều

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang