• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gỡ khó cho cá tra

Nguồn tin: Báo An Giang, 07/07/2017
Ngày cập nhật: 8/7/2017

Việc triển khai Nghị định số 55/2017/NĐ-CP, ngày 9-5-2017 của Chính phủ (NĐ55) được xem là điều kiện để nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản xuất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Việc phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững sẽ đóng góp tích cực vào việc tái cơ cấu ngành thủy sản, tăng hiệu quả cho người nuôi và doanh nghiệp (DN).

Thoáng nhưng chặt chẽ

So với Nghị định số 36/2014/NĐ-CP, ngày 29-4-2014, về nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra, NĐ55 được xem là “cởi trói” cho cá tra, bởi không quy định DN phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra qua Hiệp hội Cá tra Việt Nam, các quy định khác cũng thoáng hơn. Tại Thông tư số 07/2017/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã quy định tỷ lệ mạ băng cá tra fillet không được lớn hơn 20% khối lượng tổng của sản phẩm; hàm lượng nước không được lớn hơn 86% khối lượng tịnh của sản phẩm… Những quy định này phù hợp với tình hình sản xuất và xuất khẩu hiện nay.

Cá tra nuôi sẽ được truy xuất rõ nguồn gốc. Ảnh: N.C

Tuy vậy, điều kiện nuôi cá tra thương phẩm lại được NĐ55 quy định rất chặt chẽ nhằm truy xuất rõ nguồn gốc. Theo đó, DN, hộ nuôi phải đáp ứng 4 điều kiện là: Có địa điểm, diện tích nuôi cá tra phù hợp với quy hoạch về sử dụng đất của UBND cấp tỉnh; có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về nuôi cá tra thương phẩm; có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; có nơi xử lý chất thải, bùn thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y; đáp ứng các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định của pháp luật về ATTP; có giấy chứng nhận mã số nhận diện ao nuôi cá tra theo quy định. Về mã số nhận diện ao nuôi, NĐ55 quy định gồm 11 số và có cấu trúc AA-BB-CCCC-DDD. Trong đó, AA là mã số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BB là mã số đối tượng nuôi (đối với cá tra là 01); CCCC là số thứ tự cơ sở nuôi được cấp từ 0001 đến 9999; DDD là số thứ tự ao nuôi của cơ sở nuôi cá tra, được cấp theo thứ tự từ 001 đến 999. Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp mã số nhận diện ao nuôi. Mỗi ao nuôi được cấp duy nhất một mã số nhận diện. Chủ cơ sở nuôi phải thực hiện đăng ký mã số nhận diện ao nuôi lần đầu hoặc đăng ký lại khi thay đổi chủ cơ sở nuôi hoặc thay đổi diện tích ao nuôi…

Xuất khẩu bền vững

Những quy định mới của NĐ55 nhằm hướng đến mục tiêu lập lại trật tự trong xuất khẩu cá tra. Theo đó, sản phẩm cá tra xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện: Phải được chế biến từ cơ sở chế biến cá tra đáp ứng được điều kiện chế biến cá tra (quy định tại Điều 5 NĐ55). Trường hợp không đáp ứng quy định tại Điều 5 thì phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện: Có hợp đồng mua sản phẩm cá tra được chế biến tại cơ sở chế biến cá tra đáp ứng quy định tại Điều 5 hoặc có hợp đồng gia công, chế biến với chủ sở hữu cơ sở chế biến đáp ứng quy định tại Điều 5. Sản phẩm cá tra xuất khẩu phải đáp ứng các quy định về điều kiện chất lượng, ATTP (quy định tại Điều 6 NĐ55) và quy định của quốc gia nhập khẩu. Trường hợp quốc gia nhập khẩu có quy định khác với pháp luật Việt Nam, áp dụng theo quy định của quốc gia nhập khẩu. Trình tự, thủ tục Hải quan đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, về mặt thị trường, NĐ55 tập trung tháo gỡ một số khó khăn của 2 thị trường truyền thống lớn là Mỹ và EU. Việt Nam vừa hợp tác với phía bạn để thực hiện các điều kiện về tương đồng cho sản phẩm xuất khẩu, vừa đấu tranh về mặt pháp lý, tăng cường sử dụng truyền thông để quảng bá hình ảnh của cá tra Việt Nam. Bên cạnh nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, xúc tiến thị trường tiềm năng Nhật Bản, ông Tám lưu ý các DN chế biến cá tra cần tập trung khai thác thị trường tiêu thụ trong nước với hơn 93 triệu dân và văn hóa ẩm thực đa dạng vùng, miền. Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức hội chợ triển lãm cá tra và các sản phẩm thủy sản Việt Nam vào tháng 10-2017 để quảng bá sản phẩm cho thị trường tiêu thụ trong nước.

Chi cục thủy sản An Giang

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang