• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thanh Hóa: Hướng làm giàu từ nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 12/08/2017
Ngày cập nhật: 14/8/2017

Nhiều diện tích đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.

Những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả kinh tế sang nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thấy trên địa bàn xã có nhiều diện tích đất nông nghiệp vùng trũng chỉ cấy được một vụ lúa, năng suất thấp, UBND xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa) đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chuyển đổi toàn bộ số diện tích này sang NTTS kết hợp chăn nuôi. Để tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất, xã đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng cơ sở hạ tầng để NTTS. Cũng từ đây, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đấu thầu đầu tư xây dựng vùng NTTS và chăn nuôi theo mô hình trang trại mang lại giá trị kinh tế cao. Anh Nguyễn Văn Hạnh, thôn 3, xã Hoằng Ngọc, cho biết: Khi được địa phương tạo điều kiện chuyển đổi đất canh tác ở các vùng trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS, gia đình tôi mạnh dạn đấu thầu gần 1ha và cải tạo thành ao nuôi cá. Ngoài ra, tôi tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình NTTS đã thành công trong và ngoài huyện để có được ao nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, năng suất cá những năm qua luôn ổn định, mỗi năm, trừ chi phí, gia đình thu lãi từ 60 đến 80 triệu đồng.

Đến nay, toàn xã Hoằng Ngọc đã quy hoạch được 75 ha đất nông nghiệp kém hiệu quả kinh tế sang NTTS kết hợp chăn nuôi. Nhờ đầu tư đúng hướng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Hiện huyện Hoằng Hóa đã và đang khuyến khích người dân tích tụ ruộng đất để đầu tư phát triển NTTS, với diện tích khoảng 2.400 ha. UBND huyện chỉ đạo các xã vùng triều nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, đồng thời mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao... Chủ động phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện mô hình phát triển “nuôi cá nước ngọt theo quy trình VietGap” ở các địa phương trên địa bàn huyện.

Phát huy lợi thế của địa phương có nghề truyền thống là nuôi cá giống nước ngọt, nhiều hộ nông dân ở xã Quảng Tân (Quảng Xương) đã đầu tư mở rộng diện tích, ương nuôi các loại cá giống nước ngọt truyền thống để phục vụ nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập. Đến nay, toàn xã có 1.000 hộ tham gia nuôi cá giống gốc bố mẹ, ương nuôi cá giống truyền thống, như: Trắm, trôi, mè, chép... Cá giống ở đây không chỉ phục vụ nhu cầu trong tỉnh mà còn xuất bán đi nhiều tỉnh và sang nước bạn Lào. Nhiều trang trại giống trên địa bàn xã đầu tư nuôi giống gốc cá bố mẹ kết hợp với ương nuôi, bình quân mỗi trang trại cho lãi từ 200 đến 250 triệu đồng/năm. Nhận thấy nguồn cá quả trong tự nhiên đang có xu hướng cạn kiệt. Do vậy, các xã Quảng Phong, Quảng Đại (Quảng Xương) đã nuôi thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng. Trung bình, một bể 25 m2 có thể nuôi 2.000 con cá quả thương phẩm. Mỗi năm, thu hoạch hơn 1 tấn cá/bể, giá trung bình 47 triệu đồng/tấn, trừ chi phí, cho lãi 35 triệu đồng. Cá quả thương phẩm được các thương lái thu mua để bán cho các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Cơ hội làm giàu từ NTTS nước ngọt mở ra đối với người dân trên địa bàn tỉnh, khi có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến khảo sát đầu tư vào lĩnh vực này. Đơn cử như, vừa qua Công ty CJ Seafood là công ty con của Tập đoàn CJ, Hàn Quốc đã đến khảo sát thực tế tại một số hồ lớn trên địa bàn tỉnh và dự định xây dựng nhà máy chế biến surimi cá nước ngọt tại tỉnh Thanh Hóa, với quy mô đầu tư giai đoạn 1 khoảng 4 triệu USD, công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm (tương đương 30.000 tấn nguyên liệu/năm). Sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu.

Toàn tỉnh hiện có 10.350 ha NTTS nước ngọt, với sản lượng hàng năm đạt 24,1 nghìn tấn. Tuy nhiên, phần lớn diện tích nuôi theo hình thức quảng canh nên năng suất thấp, khoảng 2,5 tấn/ha. Để phát triển NTTS nước ngọt, theo chủ trương của tỉnh, trong giai đoạn 2016 - 2025 mỗi năm chuyển đổi 1.000 ha diện tích ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản, nâng diện tích nuôi nước ngọt lên 21.300 ha, sản lượng 44.000 tấn vào năm 2025. Đẩy mạnh phát triển nuôi cá rô phi tập trung thâm canh xuất khẩu đến năm 2020 đạt 1.000 ha, năng suất 20 tấn/ha, sản lượng 20.000 tấn; đến năm 2025 là 1.500 ha, sản lượng 30.000 tấn, chủ yếu tại các vùng cá, lúa đã có hạ tầng đầu mối. Chính vì vậy, các địa phương cần đánh giá cụ thể về tiềm năng, thế mạnh, thực trạng NTTS nước ngọt, từ đó xây dựng quy hoạch cho từng vùng, từng địa phương, từng đối tượng nuôi phù hợp. Đẩy mạnh đầu tư sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại địa phương để chủ động nguồn giống bảo đảm chất lượng.

Lê Hợi

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang