• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu ở An Giang

Nguồn tin: Báo An Giang, 06/09/2017
Ngày cập nhật: 7/9/2017

Thời gian qua, An Giang đã và đang hình thành một số vùng nuôi tôm càng xanh (TCX) trên ruộng lúa. Nông dân chuyển đổi từ canh tác 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa + 1 vụ tôm, 2 vụ tôm + 1 vụ lúa… thu được lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, trước điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển ngập sâu vào nội đồng và hạn hán xuất hiện… là thách thức lớn, đòi hỏi nông dân nuôi TCX cần chủ động thích ứng.

TCX là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, không chỉ trong nước mà người tiêu dùng trên thế giới cũng rất ưa chuộng. Nhận thấy được nhu cầu này, nhiều nông dân ở xã Phú Thuận (Thoại Sơn) đã bắt đầu hình thức luân canh lúa + tôm trên mảnh ruộng của mình. Với mong muốn duy trì hiệu quả mô hình lúa + tôm cho nông dân Phú Thuận, cũng như nhân rộng ở các địa phương khác có điều kiện thích hợp, năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hợp tác PGS.TS. Dương Nhựt Long (Khoa Thủy sản-Trường đại học Cần Thơ) nghiên cứu đề tài “Xây dựng thành công mô hình nuôi TCX thích ứng BĐKH cho vùng nuôi TCX ở huyện Thoại Sơn”.

Lắp đặt hệ thống ứng dụng công nghệ cảm biến theo dõi môi trường trong và ngoài ao nuôi TCX

Đề tài tập trung nghiên cứu tăng năng suất TCX lên trên 1,5 tấn/héc-ta/vụ; trọng lượng tôm bình quân đạt 20 con/kg; tỷ lệ tôm nhiễm bệnh thấp và tỷ lệ sống của TCX thương phẩm ≥ 30%. Bên cạnh đó, giúp nông dân địa phương xây dựng hiệu quả quy trình kỹ thuật, mô hình điểm sản xuất, gắn kết các giải pháp bảo quản, sơ chế, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm TCX. Đặc biệt, bằng việc hình thành mô hình ứng dụng mạng cảm biến sẽ giúp nông dân đo đạc, giám sát và quản lý môi trường vùng nuôi tôm thích ứng với BĐKH ở Thoại Sơn. Từ đó, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm TCX của An Giang…

Hơn 10 năm trước, chú Nguyễn Bá Thạnh (xã Phú Thuận, Thoại Sơn) đã bắt đầu với mô hình trồng lúa, nuôi TCX trên mảnh ruộng của mình. Ngoài kinh nghiệm học hỏi từ bạn bè, chú Thạnh còn tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật ương, nuôi TCX của tỉnh tổ chức. Từ 2 vụ lúa + 1 vụ tôm, chú Thạnh chuyển hẳn sang 2 vụ tôm + 1 vụ lúa trên hơn 1 héc-ta đất ruộng. “Khoảng tháng 1, 2 (âm lịch), khi lúa đông xuân thu hoạch xong, tôi cho xử lý rơm rạ, dọn đất và thả tôm giống. Khoảng 6 - 7 tháng sau là có thể thu hoạch tôm. Nếu mình có diện tích đất rộng, có thể giành một phần để ương tôm giống, sẽ rút ngắn được thời gian nuôi. Như vậy, có thể làm 2 vụ tôm + 1 vụ lúa, lợi nhuận từ đó cũng tăng hơn nhiều…”- chú Thạnh thông tin. Nếu chỉ tính riêng 2 vụ tôm, sau khi trừ tất cả chi phí, chú Thạnh thu lợi nhuận trên 150 triệu đồng/héc-ta, đó là chưa kể nguồn thu từ lúa. Hiện tại, chú Thạnh cùng 5 nông dân ở địa phương đang tham gia vào đề tài nghiên cứu của PGS.TS. Dương Nhựt Long, với tổng diện tích trên 10 héc-ta. “Theo đề tài, trong năm, mình sẽ luân canh 1 vụ lúa + 1 vụ tôm. Đến nay, tôm đã thả được hơn 4 tháng, phát triển rất tốt. Cái hay ở đây là cho nông dân tiếp cận được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, có thể chủ động ứng phó được với diễn biến của thời tiết, mà gần đây nhất là BĐKH đã và đang diễn ra khắp nơi”- chú Thạnh giải thích.

Theo PGS.TS. Dương Nhựt Long, thời gian nghiên cứu đề tài trong vòng 24 tháng. Hiện đang trong giai đoạn triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ mạng cảm biến và xây dựng phần mềm thích hợp dùng để đo đạc, giám sát và quản lý điều kiện môi trường ở vùng nuôi TCX. “Các chỉ tiêu môi trường nước được giám sát và quản lý liên tục 24/24 giờ ở vùng và ruộng nuôi bao gồm 5 chỉ tiêu: Nhiệt độ, pH, nồng độ muối, hàm lượng DO hòa tan và giá trị N-NH4+ (mg/L). Như vậy, thông qua điện thoại sẽ phát hiện được tình huống xảy ra, từ đó cán bộ kỹ thuật ở cơ sở cũng như hộ dân nuôi tôm sẽ có hướng xử lý thích hợp nhất và thích ứng với điều kiện BĐKH”- PGS.TS. Long chia sẻ.

Dự án “Nghiên cứu xây dựng thành công mô hình nuôi TCX thích ứng BĐKH cho vùng nuôi TCX ở huyện Thoại Sơn” với tổng kinh phí trên 1,8 tỷ đồng, trong đó gần 1,3 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp KH&CN.

Ánh Nguyên

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang