• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vĩnh Thạnh (Bình Định): Phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi Ðịnh Bình

Nguồn tin: Báo Bình Định, 15/09/2017
Ngày cập nhật: 18/9/2017

Cùng với khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, những năm qua, nghề nuôi cá lồng bè trên hồ thủy lợi Ðịnh Bình phát triển mạnh với số lượng lồng nuôi tăng theo từng năm.

Nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi Định Bình. Ảnh: Xuân Dũng

Những năm qua, huyện Vĩnh Thạnh nói chung, xã Vĩnh Hảo nói riêng đã phát triển nghề nuôi cá lồng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Đến nay, toàn huyện có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 82,6 ha, nuôi cá lồng hồ Định Bình 11.025 m3, sản lượng khoảng 352 tấn/năm, giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động, tăng thu nhập cho người nuôi cá từ 60 - 80 triệu đồng/năm. Số lượng lồng nuôi bình quân năm sau tăng hơn năm trước khoảng 10,8 lần.

Nguyên nhân lồng cá tăng là do thời gian gần đây người dân đã từng bước tiếp cận với hình thức lồng nuôi công nghệ mới, chi phí thấp, dễ chăm sóc, quản lý. Cùng với đó là sự hỗ trợ kỹ thuật của chính quyền địa phương, giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Để đạt hiệu quả nuôi cá lồng, các hộ chọn những giống cá chủ yếu như: cá trê, điêu hồng, rô phi. Ưu điểm nổi bật của nuôi cá lồng là tiết kiệm được diện tích mặt nước; do lưu lượng dòng chảy thay đổi liên tục nên môi trường nuôi cá trên hồ sạch hơn, cá ít bị nhiễm bệnh, năng suất cao.

Hơn 10 năm qua, ông Huỳnh Hữu Trí, ở thôn Định Nhất, xã Vĩnh Hảo, gắn bó với nghề nuôi cá lồng trên hồ Định Bình. Ông tâm sự: “Sản lượng cá điêu hồng nuôi ở hồ Định Bình đạt khoảng 1 tấn/lồng, giá cá thương phẩm bán ra 46.000 đồng/kg (từ 0,5 – 0,7 kg/con), người nuôi ít nhất là 6 lồng, nhiều nhất là 24 lồng, mỗi năm nuôi 2 vụ, thu nhập từ 80 - 250 triệu đồng/năm tùy theo nuôi nhiều hay ít. Hiện cá điêu hồng được tiêu thụ mạnh, người nuôi cá có thu nhập khá”.

Ông Man Thành Năm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hảo, cho biết: Nghề nuôi cá lồng đã góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương, giúp người dân tăng thu nhập, tạo sự đa dạng ngành nghề ở nông thôn. Để nghề nuôi cá lồng bền vững, Hội sẽ phối hợp tăng cường quản lý chất lượng cá giống, mở các lớp đào tạo kỹ thuật; xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, chỉ đạo bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường nuôi... Đặc biệt là xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tạo ra thị trường ổn định; góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Nguyễn Thị Thu Nguyên

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang