Nguồn tin: Báo Tây Ninh, 22/11/2017
Ngày cập nhật:
23/11/2017
Theo ông Đặng Thanh Nhân- Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình, phương pháp nuôi tôm càng xanh như ông Long đang thực hiện cho hiệu quả khá tích cực, vừa góp phần tiêu diệt loài ốc gây hại cho cây trồng, vừa đem lại lợi nhuận cao.
Nuôi tôm càng xanh ở xã Tân Bình.
Hiện nay, trên địa bàn xã Tân Bình (TP. Tây Ninh), đa số nông dân có diện tích ao gần các tuyến kênh Tây nuôi cá thịt hoặc ươm cá giống. Lợi nhuận thường không cao, có khi nông dân còn bị lỗ vốn nếu rơi vào thời điểm thị trường cá tiêu thụ chậm. Do vậy, việc chuyển đổi sang nuôi tôm càng xanh nước ngọt là một hướng đi có triển vọng, giúp cho các hộ có ao (nhất là những hộ có mặt ao dọc theo tuyến kênh) tăng thu nhập, ổn định kinh tế gia đình. Đặc biệt, nuôi tôm càng xanh nước ngọt không sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, mà tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương với giá rẻ, dễ mua, dễ chế biến.
Ông Nguyễn Thành Long, ngụ ở ấp Tân Phước, xã Tân Bình- đang nuôi tôm càng xanh nước ngọt cho biết, ngoài thức ăn công nghiệp, ông còn cho tôm ăn thêm ốc bươu vàng, nhưng tốt nhất là ốc chuối vì lượng đạm cao.
Khoảng 6 tháng, bắt đầu thu hoạch tôm, trước đó 5 ngày phải kích thích cho tôm lột. Theo ông Long, cách kích thích cho tôm lột cũng đơn giản, chỉ cần hạ mực nước trong ao xuống còn khoảng 30% hoặc dùng dây thuốc cá xay nhuyễn, pha nước rồi rải đều trong ao. Sau 2-3 ngày cho nước mới vào thì tôm sẽ lột vỏ. Trong giai đoạn này, cũng cần lưu ý phải thả chà cây để tôm có nơi trú ẩn.
Ông Long cho biết, với diện tích ao khoảng 0,4 ha, trong vụ vừa qua, ông thả khoảng 80.000 con tôm giống, áp dụng hình thức nuôi bằng thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến. Sau khi thu hoạch, với giá bán tại thời điểm đó khoảng 200.000 đồng/kg, ông thu về lợi nhuận gần 60 triệu đồng (cho ăn bằng thức ăn công nghiệp lời khoảng 34 triệu đồng).
Theo ông Đặng Thanh Nhân- Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình, phương pháp nuôi tôm càng xanh như ông Long đang thực hiện cho hiệu quả khá tích cực, vừa góp phần tiêu diệt loài ốc gây hại cho cây trồng, vừa đem lại lợi nhuận cao. Hiện nay, mô hình này đang được nhân rộng ra một số hộ khác trên địa bàn xã.
Ốc chuối sinh sống trong các vườn mãng cầu. Vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch, loài ốc này sinh sản rất nhanh và chuyên ăn lá non, trái non mãng cầu. Trong quá trình di chuyển, ốc chuối còn làm cho trái mãng cầu bị sọc hoặc rụng, gây thiệt hại cho nông dân rất lớn. Do đó, việc thu mua ốc chuối chế biến làm thức ăn cho tôm còn giúp cho nông dân trừ được mối nguy hại trên cây trồng.
Ốc sau khi mua về luộc chín, tách thịt đem xay nhuyễn rồi ép thành viên nhỏ, kích cỡ tuỳ vào giai đoạn tôm phát triển, sau đó đem rải đều trên mặt ao. Tuy nhiên, nhược điểm của thức ăn bằng ốc chuối là nước nhanh bẩn, nên mỗi ngày đều phải thay nước và thường xuyên theo dõi độ pH.
GIANG HÀ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.