• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Tháp quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Nguồn tin: Nông nghiệp VN, 21/11/2017
Ngày cập nhật: 23/11/2017

Trong thời gian qua, ngoài việc quản lý tốt công tác khai thác thủy sản tự nhiện thì Đồng Tháp còn ban hành nhiều quy định cấm khai thác trái phép trong các giai đoạn cá tự nhiên sinh sản, cấm khai thác tận diệt nguồn thủy sản đầu mùa lũ nhằm bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Năm 2017 là năm thứ 2 tỉnh Đồng Tháp áp dụng các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong mùa lũ, theo đó, các ngành chuyên môn đẩy mạnh tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cũng như tổ chức nhiều đợt ra quân tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Trong 9 tháng đầu năm, Trạm thủy sản cụm huyện Hồng Ngự, Thị xã Hồng Ngự, Tân Hồng đã phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chuyên ngành tổ chức 18 đợt ra quân kiểm tra.

Kết quả, xử lý 10 trường hợp vi phạm, chủ yếu là sử dụng ngư cụ cấm khai thác, tiến hành tịch thu tang vật và bàn giao chính quyền địa phương xử phạt hàng chục triệu đồng. Ngoài ra, còn phát hiện 30 trường hợp vi phạm khác nhưng do vi phạm lần đầu nên được đoàn kiểm tra nhắc nhở, cho ký cam kết, không tái phạm.

Bên cạnh việc tuần tra, kiểm tra, xử lý thì chính quyền địa phương và các ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc đánh bắt thủy sản kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ thủy sản nhất là mùa lũ.

Ông Nguyễn Văn Tùng ngụ xã An Bình A, Thị xã Hồng Ngự chia sẻ, nhiều năm qua cả gia đình sống với nghề giăng câu, giăng lưới, cuộc sống của 5 miệng ăn điều nhờ nghề sông nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây cả gia đình đã chuyển sang nuôi cá, làm ruộng vì nếu ai cũng đánh bắt tận diệt sẽ không còn cá tự nhiên để phục vụ cho con người.

Các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp có hệ thống kênh rạch chằng chịt, đặt biệt khi lũ về diện tích ngập nước được mở rộng, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, đồng thời đây cũng là thời điểm mà các loài thủy sản sinh trưởng và sinh sản mạnh mẽ. Chính vì thế, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đặt ra càng cao, đây cũng là thời điểm mà người lao động sống bằng nghề câu lưới hoạt động nhộn nhịp, nếu công tác tuyên truyền, vận động không tốt sẽ dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt bằng các loại xung điện tự chế hay những loại ghe cào hoạt động có xung điện.

Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện tận diệt ngày càng giảm đi rất đáng kể

Bà Đỗ Thị Vũ Hồng - Phó Trạm Thủy sản huyện Tân Hồng chia sẻ, thời gian qua, về phía chuyên môn thường xuyên phối hợp tổ chức nhiều buổi tập huấn về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường; việc hỗ trợ, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân thả nuôi thủy sản trong môi trường tự nhiên cũng đặt vấn đề này làm trọng tâm, không sử dụng các chất kháng sinh, chất cấm gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi xung quanh.

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản nội địa đã được các ngành, các cấp trong tỉnh quan tâm đúng mức, nhiều vấn đề được quản lý tốt hơn như: ô nhiễm môi trường, tình trạng khai thác hủy diệt, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hóa học, lưới cước để khai thác thủy sản, các thông tin quản lý nghề cá nội địa đã chủ động triển khai rộng khắp thông qua hệ thống phát thanh tuyên truyền, đài truyền hình, báo chí…

Cuối năm 2015, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quy định mùa vụ cấm khai thác và các loại ngư cụ cấm khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Cụ thể, từ ngày 1/5 - 1/7 hằng năm là thời điểm cấm khai thác không riêng cá linh mà tất cả các loại thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh. Các loại ngư cụ có mắc lưới nhỏ, xiệt điện, đánh bắt thủy sản bằng các loại thuốc... đều cấm sử dụng. Đi kèm với các lệnh cấm là các mức chế tài tương ứng. Đặc biệt có mức xử phạt cao đối với hành vi cố tình tái phạm.

Phải nâng cao nhận thức của người dân về nguồn lợi thủy sản

Ông Phan Thanh Xuân - Phó phòng NN-PTNN huyện Tân Hồng cho biết, chủ trương của huyện là đẩy mạnh việc chăn nuôi thủy sản, khai thác và bảo vệ nguồn thủy sản tự nhiên. Trong đó, nâng cao nhận thức của người dân trong việc đánh bắt thủy sản, nuôi thủy sản phải quan tâm đến ô trường xung quanh không để nuôi thủy sản bị ảnh hưởng việc sản xuất khác như trồng lúa, sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Hồng Ngự là huyện biên giới đầu nguồn sông Tiền, bên cạnh hệ thống sông chính còn có hệ thống kênh rạch phân bố rộng khắp vùng, đây là hệ thống thủy vực có mức độ đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản. Người dân tập trung sinh sống dọc theo tuyến sống chính và kênh, rạch. Hoạt động nuôi cá lồng bè cũng phát triển một cách mạnh mẽ giúp nhiều hộ gia đình ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Bên cạnh việc nỗ lực các các lực lượng tuần tra đường thủy thì vẫn còn tình trạng khai thác trái phép, sử dụng xung điện, xiệc điện dẫn đến nhiều hệ lụy về khai thác thủy sản, gây khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, dưới tác động của phương pháp khai thác, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của các loài thủy sản và hệ thủy sinh vật, gây mất cân bằng sinh thái.

Tình trạng dùng xiệc điện khai thác đã giảm

Ông Phạm Văn Ngợi, ở xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự chia sẻ, thời gian qua các ngành chức năng huyện, xã đã tích cực việc kiểm tra, tuần tra, xử lý và tịch thu tang vật là các xung điện tự chế của cá hộ gia đình đánh bắt thủy sản theo hướng tận diệt. Tuy nhiên để thật sự có hiệu quả phải nâng cao nhận thực của người dân về nguồn lợi thủy sản, nhìn chung, cá, tôm tự nhiên còn rất ít so với vài chục năm trước và giá cả rất cao, người dân nghèo khó mua được.

Nguồn lợi thủy sản bị khai thác tận diệt và khai thác quá mức sẽ suy giảm, không tái tạo kịp,muốn kết hợp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, giúp người dân hiểu rõ hơn về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

HOÀNG VŨ - CHÍ THIỆN

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang