• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hội nghị quốc gia đồng quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Nguồn tin: Tổng cục thủy sản, 11/12/2017
Ngày cập nhật: 12/12/2017

Sáng ngày 9/12, tại Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị quốc gia Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Tổng cục Thủy sản, đại diện các Tổ chức Quốc tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản của các tỉnh/ thành phố ven biển, cùng các cộng đồng ngư dân và các phóng viên báo đài đến đưa tin Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Ông Phạm Văn Nam đã chủ trì Hội nghị.

Việt Nam là một quốc gia biển và đã gắn bó với người dân từ bao đời nay là chỗ dựa sinh kế cho hàng chục triệu người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng ngư dân ven biển. Trong đó, khai thác thủy sản là một trong ngành kinh tế mũi nhọn góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, phát huy hiệu quả của những chính sách hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực khai thác thủy sản đã giúp phát triển đội tàu khai thác ngày một hiện đại, nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và tạo sinh kế ổn định cho hàng triệu người dân của các tỉnh/thành phố ven biển.

Tuy nhiên,trong thời gian qua, với đội tàu cá khai thác thủy sản ngày càng tăng và hiện đại, công nghệ khai thác được cải tiến đã gây áp lực khai thác ngày một gia tăng làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản ven bờ. Trước thực trạng đó, để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương, trong đó vai trò của người dân hết sức quan trọng. Trong những năm qua, các cơ quan quản lý đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản để đưa khai thác thủy sản phát triển một cách bền vững. Đáng chú ý, trong Luật Thủy sản năm 2017 đã được Quốc hội khóa 14 thông qua, trong đó vấn đề đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được quy định chi tiết tại Điều 10, đây là cơ sở pháp lý cao nhất được quy định tại Luật Thủy sản 2017 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Do đó, trong thời gian tới, cần khẩn trương nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện vấn đề đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuyên truyền nhân rộng các mô hình trong đồng quản lý có hiệu quả.

Phát biểu chia sẻ tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng vấn đề đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là hết sức cấp thiết, đây là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là trong gian đoạn hiện nay khi nguồn lợi thủy sản đang suy giảm rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, do cơ sở pháp lý chưa đồng bộ, thể chế chính sách chưa thực sự chặt chẽ và tính pháp lý chưa cao. Việc phân cấp, phân quyền quản lý trong đồng quản lý cho các cấp còn hạn chế. Chia sẻ lợi ích trong khai thác nguồn lợi thủy sản một số địa phương chưa minh bạch, thiếu rõ ràng đã gây ra các xung đột lợi ích. Việc huy động kinh phí cũng như sự tham gia của người dân còn hạn chế. Bên cạnh đó, phong tục tập quán cũng như áp lực kinh tế đối với đời sống ngư dân dẫn đến trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Tại Hội nghị, các đại biểu đã khẳng định vai trò của đồng quản lý hết sức quan trọng và sẽ tiếp tục quyết tâm nghiên cứu triển khai. Đặc biệt, các đại biểu bày tỏ vui mừng khi Luật Thủy sản năm 2017 đã quy định chi tiết về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản sẽ giúp cho việc thực hiện công tác đồng quản lý sẽ mang lại hiệu quả cao, tính bền vững và nhân rộng mô hình cao hơn.

Trong thời gian qua, mô hình đồng quản lý trong lĩnh vực khai thác đã được tỉnh Bình Thuận triển khai và đã mang lại hiệu quả rất tích cực. Phát biểu tham luận tại Hội nghị, Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận đã chia sẻ một số kinh nghiệm triển khai đồng quản lý trong lĩnh vực thủy sản, Ông Huy cho biết để thực hiện tốt mô hình đồng quản lý cần có sự quan tâm, ủng hộ của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, cần có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện, cần ban hành các cơ chế chính sách, phân quyền quản lý là một trong những vấn đề quan trọng nhất để có cơ sở triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, cần có sự đồng thuận và tham gia tích cực của ngư dân là những người trực tiếp giám sát cũng là người hưởng lợi trực tiếp từ nguồn lợi có được qua công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. Ngoài ra, cần có cơ chế chia sẻ lợi ích phải rõ ràng, minh bạch, công khai.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu trong thời gian tới các địa phương cần tiếp tục duy trì triển khai các mô hình đồng quản lý và nghiên cứu để có những giải pháp quản lý phù hợp cho các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang triển khai tại địa phương. Bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu và rà soát để góp ý hoàn thiện các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản 2017 về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Các địa phương cần phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, tham quan học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong mô hình đồng quản lý tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận để áp dụng và nhân rộng ra các địa phương khác.

Thứ trưởng giao Tổng cục Thủy sản khẩn trương hoàn thiện trình ban hành các dự thảo Nghị định, Thông hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản 2017 về các quy định trong đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, tổ chức tổng kết các mô hình thực tiễn và các ý kiến góp ý của các chuyên gia để hoàn thiện các chính sách liên quan đến đồng quản lý.

Thứ trưởng đánh giá cao vai trò của các Tổ chức Quốc tế như Quỹ Môi trường toàn cầu - Chương trình tài trợ Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP.SEF-SGP), Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Hợp tác và Phát triển Nhật Bản (JICA)…đã hỗ trợ cho công tác đồng quản lý trong thời gian qua. Hy vọng trong thời gian tới đây các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục có những hỗ trợ đồng hành với các cơ quan quản lý và người dân để bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách hiệu quả.

Văn Thọ

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang