Nguồn tin: Nhân dân, 19/12/2017
Ngày cập nhật:
20/12/2017
Gia đình anh Phạm Công Ẩn, thôn Ðồng Ðông, xã Ðại Ðồng Thành (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), gắn bó với nghề chăn nuôi hàng chục năm nay. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư với việc phát triển nuôi cá và vịt, từ năm 2013, anh bắt đầu vận động các hộ dân có diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả cho anh thuê thầu làm trang trại. Anh đã ký hợp đồng thuê hơn 8 mẫu ruộng và bắt đầu mô hình trang trại lớn.
Mong muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Ẩn đã bắt tay vào phát triển chăn nuôi bằng số vốn ít ỏi vay mượn từ bạn bè, người thân trong gia đình. Quy mô khiêm tốn cho nên mặc dù kinh tế gia đình được cải thiện song cũng chỉ đủ ăn và để ra được chút ít vốn liếng. Không bằng lòng với điều đó, anh Ẩn quyết tâm dành thời gian đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế trang trại trong và ngoài tỉnh. Khi đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện có chương trình thí điểm nuôi ếch thương phẩm, gia đình anh Ẩn đăng ký tham gia và được hỗ trợ 80% giá giống, 20% thức ăn và được tư vấn, theo dõi định kỳ. Cuối năm 2016, gia đình bắt đầu nhập hơn 6.000 con ếch giống đầu tiên. Sau gần ba tháng, lứa ếch thương phẩm được các đầu mối thu mua với giá
40 nghìn đồng/kg, thu về gần 100 triệu đồng. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc đúng kỹ thuật, sản lượng cuối vụ còn chưa cao, một số lồng ếch có nhiều con bị mắc bệnh làm ảnh hưởng đến sản lượng chung. Không nản chí, anh Ẩn tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu và học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ếch.
Là giống khá nhạy cảm với thời tiết, nguồn nước nuôi phải sạch sẽ, khử trùng, thay nước theo định kỳ, ếch có đặc tính phàm ăn cho nên người chăn nuôi luôn phải cân đối lượng thức ăn, bảo đảm độ đạm phù hợp. Chia sẻ về kỹ thuật nuôi, anh Ẩn cho biết: Nuôi ếch thương phẩm không khó, điều quan trọng là phải nắm bắt được kỹ thuật và chịu khó quan sát tập tính sinh sống của ếch, chú trọng nguồn nước, nếu nuôi ở ao thì cần cải tạo thường xuyên. Khó nhất là lúc ếch bố mẹ vừa sinh sản, phải chú ý chăm sóc ếch con trong giai đoạn chuyển đổi từ nòng nọc sang ếch và cho ếch con ăn thì mới đạt hiệu quả cao, còn khi ếch lớn thì thức ăn không cần quá cầu kỳ. Thức ăn của ếch chủ yếu là cám viên công nghiệp, liều lượng tùy thuộc từng giai đoạn phát triển. Chú ý theo dõi và tách những con có trọng lượng nhỏ sang ô nuôi khác để hạn chế ếch lớn ăn ếch nhỏ sau ba tuần đầu phát triển. Ðồng thời cần theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh thường gặp trên ếch như đốm đỏ, mờ mắt, ngoẹo cổ, tím đùi, chướng hơi...
Chi phí đầu tư không cao, kỹ thuật nuôi không khó, lợi nhuận thu về lớn đã khiến ước mơ làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương của anh Phạm Công Ẩn sắp thành hiện thực.
LÊ PHAN
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.